Mọi người thường dùng các loại thảo mộc và gia vị hàng ngày với mục đích đơn giản là giúp món ăn ngon miệng hơn. Nhưng trên thực tế những gia vị này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn bạn nghĩ.
Nếu bạn có một khu vườn trồng rau nho nhỏ, chắc chắn húng quế sẽ nằm trong danh sách cây được bạn ưu tiên trồng, nâng niu chăm sóc hàng ngày. Còn nếu không, bạn vẫn có thể dễ dàng mua húng quế ngoài cửa hàng rau củ. Húng quế chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, là nguồn phong phú canxi, kali và sắt. Một muỗng cà phê bột húng quế khô cung cấp 85% lượng vitamin K hàng ngày của bạn. Húng quế còn là phương thuốc phổ biến để trị chứng buồn nôn, giảm mất trí nhớ, chống trầm cảm, hỗ trợ phục hồi đột quỵ, hạ huyết áp.
Ớt cayenne là một trong những gia vị phổ biến nhất được sử dụng ở bán cầu Tây. Ớt cayenne thường được sử dụng làm gia vị khô, làm bằng cách sấy khô và nghiền bột ớt, hoặc nghiền nhão và đóng bánh rồi nghiền bột để làm gia vị. Ớt cayenne còn có thể được dùng tươi trong các món ăn. Trong ớt cayenne có nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin A, C, E, vitamin B, beta-carotene, canxi và kali.
Quế là một thành phần cực kỳ linh hoạt được sử dụng trong các công thức nấu ăn từ món ngọt cho tới món mặn. Trong quế có chứa cinnamaldehyde, một chất hóa học có thể chống lại vi-rút, hạ đường huyết, tránh bệnh tiểu đường, giảm cholesterol và chống lại các bệnh về thoái hóa thần kinh.
Đinh hương chứa các axit béo omega-3, chất xơ, giàu khoáng chất và vitamin. Các khoáng chất có trong đinh hương bao gồm sắt, magie, phốt pho, kali, natri, kẽm và canxi. Các vitamin bao gồm thiamin, riboflavin, vitamin C, niacin, folate, vitamin B6, vitamin B12, vitamin A, vitamin E, vitamin K và vitamin D. Không những vậy, đinh hương còn chứa nhiều chất sinh hóa như eugenol, ethanol, thymol, benzen, flavonoid, hexan và methylene clorua, giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và bảo vệ gan.
Trong rau mùi có chứa 6 loại axit khác nhau, rất nhiều khoáng chất cùng vitamin. Theo USDA, 100 gram rau mùi có 3,6 g carbohydrate, 2,08g protein, 2,50mg vitamin E, 27 mg vitamin C, 310 mg vitamin K, 0,55 mg axit pantothenic. Rau mùi có tác dụng giúp giảm viêm, cải thiện thị lực, giúp răng miệng khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, hạ đường huyết và chống nhiễm trùng.
Tỏi có tên khoa học là Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Trong mỗi củ tỏi chứa 0,10 – 0,36% tinh dầu, 90% các hợp chất lưu huỳnh (S) như allicin, diallyl disulfide và allylpropyl disulfide, quan trọng nhất là allicin. Ngoài ra, trong tỏi chứa nhiều selen, các loại vitamin và khoáng chất. Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn tỏi có thể làm giảm cholesterol và chất béo trung tính. Tỏi cũng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe của não và xương, có lợi cho hoạt động thể thao, giảm lượng kim loại nặng trong cơ thể và hơn thế nữa.
Trong củ gừng có các hoạt chất: Tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột. Gừng có tác dụng tán hàn, long đờm, thường được dùng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Trong Đông y, tùy theo cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau.
Hạt nhục đậu khấu có chứa các hợp chất khác nhau giúp cải thiện tâm trạng, giảm đau, thư giãn mạch máu và hạ huyết áp. Chất dinh dưỡng có trong hạt nhục đậu khấu có thể giúp làm chậm sự suy giảm nhận thức ở những người mắc bệnh Alzheimer và thúc đẩy sự phục hồi của mô não sau đột quỵ.
Lá oregano tên tiếng Việt còn gọi là lá kinh giới cay, tên khoa học là Origanum vulgare. Về giá trị dinh dưỡng, lá oregano chứa khoảng 4% dầu thiết yếu, chất béo, carvacloro, protein, vitamin như thiamine, khoáng chất (canxi, magie, sắt, natri, kali, kẽm) và carbohydrates. Lá oregano được xem là một loại gia vị thảo mộc với các đặc tính chữa bệnh của nó. Oregano có nhiều chất chống oxy hóa, có thể chống lại ung thư và giúp giảm viêm trong cơ thể.
Paprika là một loại bột ớt của Hungary, Paprika được làm từ loại ớt Capsicum phơi khô, được nghiền mịn, chúng có vỏ đậm, vị cay của Paprika dao động từ ngọt nhẹ dịu đến trung bình và cay nóng. Ớt bột Paprika có chứa vitamin C, B2, B6, A, E, niacin, canxi, kali, phốt pho, chất xơ, beta carotene và bioflavonoids có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, chống ung thư, hỗ trợ sự hình thành của xương, dây thần kinh, cơ bắp đồng thời hỗ trợ tiêu hóa bằng cách kích thích dạ dày và mật.
25-30g lá mùi tây tươi chứa khoảng 70 mg vitamin C, bằng lượng vitamin cần thiết cho người lớn trong một ngày. Lá mùi tây cũng chứa các vitamin như В1, В2, РР, К, carotin, còn thân củ – protein (khoảng 4%) và trên 7% đường. Mùi tây có thể sử dụng như một chất làm thơm hơi thở do nồng độ cao của diệp lục (chlorophyll).
Adam Blackman, một nhà dinh dưỡng học cho rằng mùi tây có tác dụng làm tinh thần tỉnh táo và ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của con người. Trà mùi tây có thể sử dụng như là một chất lợi tiểu. Những người bán thảo dược Trung Quốc và Đức cho rằng trà mùi tây giúp kiềm chế huyết áp cao, còn người Cherokee dùng nó như là một chất bổ dưỡng để làm khỏe thận. Nó cũng hay được dùng trong vai trò của thuốc điều hòa kinh nguyệt.
Đông y cho rằng bạc hà có vị cay, tính mát, không độc, chữa trị cảm mạo, tán phong nhiệt, chữa sốt, nhức đầu, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, chữa nôn mửa không tiêu. Có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, không ra mồ hôi. Trong tân dược, người ta đã điều chế tinh dầu bạc hà dưới dạng tinh thể menthol để nạp vào các lọ nhựa làm ống hít xông họng, mũi hoặc cho tinh thể menthol vào các nguyên liệu để làm thành bánh kẹo bạc hà…
Ăn lá cây hương thảo mỗi ngày sẽ giúp cơ thể được cung cấp đủ lượng vitamin A khiến mắt sáng khỏe, chống oxy hóa và ngăn ngừa bệnh ung thư phổi và khoang miệng. Lá cây hương thảo cung cấp khoảng 131 calo và không chứa cholesterol, chứa nhiều chất xơ, vitamin A. Cây hương thảo chứa nhiều canxi, sắt và vitamin B6, góp phần vào sự ổn định nhiệt của omega 3 và giúp tăng tuổi thọ. Sử dụng cây hương thảo thường xuyên giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh bởi loại gia vị này có tác dụng chống bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.
Cây xô thơm là một loại gia vị được sử dụng rất phổ biến trong chế biến món ăn, đặc biệt là món u. Cây xô thơm đã sớm được sử dụng từ thời cổ đại để cứu mọi người khỏi mọi bệnh tật. Công dụng chính của cây xô thơm là kháng viêm, nhất là viêm họng, miệng, viêm lưỡi dùng dạng thuốc súc miệng; dùng dưới dạng trà trị khó tiêu, rối loạn đường ruột, tiêu chảy.
Nghệ là một trong những thành phần chính trong nhiều món ăn châu Á. Vì thành phần chính trong loại thực phẩm này là curcumin, một chất giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả. Do đó, bạn nên bổ sung nghệ, hoặc tinh bột nghệ, kết hợp cùng với bông cải xanh, bắp cải, củ cải vào thực đơn hằng ngày để giảm thiểu nguy cơ ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của các khối u.
Minh Minh
Xem thêm:
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…