Ngành công nghiệp hỗ trợ sinh sản trị giá tỷ đô tại Trung Quốc

Vô sinh, một chủ đề không tưởng đã và đang tạo nên một thị trường trị giá hàng trăm tỷ đô la với những góc khuất phía sau.

Trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa từ ShutterStock).

Liu Jia, 29 tuổi, kết hôn với người bạn trai đã yêu 5 năm của cô vào năm 2019. Sau nhiều lần khẳng định khả năng thụ thai tự nhiên là cực kỳ thấp, vợ chồng Liu Jia quyết định từ bỏ phương pháp điều trị bằng y học Trung Quốc và trực tiếp chọn phương pháp thụ tinh ống nghiệm.

Là chủ của một công ty khởi nghiệp, Zhou Ran, 33 tuổi, đã chọn thụ tinh ống nghiệm vì những lý do thậm chí còn đơn giản hơn. “Tôi đã lớn tuổi, mặt khác, chồng tôi muốn sinh đôi, nhưng tôi chỉ muốn sinh một lần và đặt hai phôi nhân tạo. Nếu thành công, chúng tôi đều có thể thực hiện được ước mơ của mình”.

Chen Mang, 35 tuổi, một nữ nhân viên văn phòng độc thân ở Bắc Kinh đã đặt một gói khám trước khi mang thai trên một ứng dụng mang thai. Yêu nhau mới được một tháng nhưng cô Chen cảm thấy “chuyện này không thể trì hoãn được nữa. Tôi nhận lời yêu chỉ vì muốn có một đứa con”.

“Hai người họ hàng lớn tuổi trong gia đình sinh con không được suôn sẻ. Một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ và đứa còn lại phải ra đời nhờ thụ tinh ống nghiệm, vì vậy tôi hy vọng mình có một đứa con trước tuổi 35“, Chen Mang chia sẻ.

Theo y học, làm mẹ sau tuổi 35 đồng nghĩa với việc người phụ nữ không chỉ phải gánh chịu những rủi ro lớn hơn về thể chất mà còn phải đối mặt với tình huống không thể có con.

Có vô vàn những lý do để khách hàng tìm đến các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản như trên. Dưới tác động của các yếu tố như tảo hôn, giải phóng tình dục, suy giảm chất lượng môi trường, thay đổi quan niệm về mức sinh, tỷ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở Trung Quốc ngày càng gia tăng đáng kể.

Các cụm từ “không kết hôn”, “vô sinh”, “hiếm muộn” đang ngày càng trở lên thông dụng trên môi trường internet tại Trung Quốc. Nhưng sự lo lắng ngày càng gia tăng này lại tạo ra một thị trường trị giá hàng trăm tỷ đô la cho giới doanh nhân.

Với đơn giá hàng chục ngàn nhân dân tệ cho mỗi khách hàng, đồng thời nằm ngoài phạm vi bảo hiểm y tế, kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm đã mang đến cho thị trường một sức tưởng tượng ngoài mong đợi với quy mô thị trường có thể đạt khoảng 305 tỷ USD.

Theo thống kê của Hiệp hội Dân số và Ủy ban Y tế Trung Quốc, cách đây 20 năm, tỷ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại nước này chỉ ở mức 2,5-3% nhưng hiện đã lên tới 12-15%. Hiện có khoảng 50 triệu người mắc chứng vô sinh ở Trung Quốc, có nghĩa là cứ 6 cặp vợ chồng lại có 1 cặp chật vật với tình trạng vô sinh hiếm muộn. Với chính sách hai con, năng lực kinh tế được cải thiện và nâng cao nhận thức về hỗ trợ sinh sản, tỷ lệ này sẽ dần tăng lên. Ước tính đến năm 2023, ở Trung Quốc sẽ có khoảng 50,3 triệu cặp vợ chồng hiếm muộn, trong đó khoảng 855.000 đã chấp nhận các dịch vụ Hỗ trợ sinh sản.

Bên cạnh đó, doanh thu cao của các bệnh viện tư nhân cũng chứng tỏ nó có tiềm năng rất lớn. Ngành hỗ trợ sinh sản, được hưởng lợi từ sự trưởng thành dần của công nghệ và có tỷ suất lợi nhuận vượt trội so với các bệnh viện nha khoa và bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ, bắt đầu thu hút nhiều lực lượng tham gia thị trường.

Theo báo cáo tài chính của Jinxin Fertility, một công ty đầu ngành niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông, trong năm 2019, Jinxin Fertility đạt doanh thu bán hàng tổng thể xấp xỉ 1,65 tỷ nhân dân tệ , tăng 78,8% so với cùng kỳ năm ngoái và trung bình mỗi bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm mang về khoảng 53.000 nhân dân tệ.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp này cũng tạo ra nhiều góc khuất như lựa chọn giới tính và mang thai hộ. Mặc dù Trung Quốc nghiêm cấm mang thai hộ, nhưng không thể phủ nhận rằng ngành công nghiệp mang thai hộ ngầm đã bén rễ rất sâu và dần phát triển thành một ngành kinh doanh quy mô lớn vô tình tiếp tay cho vấn nạn buôn bán người và cấy ghép nội tạng bất hợp pháp.

Những năm gần đây đã xuất hiện nhiều sự cố ly kỳ hy hữu, mỗi sự kiện lại bộc lộ ra nhiều vấn đề, nhưng các ban ngành liên quan làm ngơ như không thấy.

Chẳng hạn như, có người bỏ ra hơn 700.000 nhân dân tệ để tìm người mang thai hộ, sau khi nhận được đứa con thì phát hiện thính lực của bé bị yếu, hai vợ chồng đưa vụ việc ra tòa kiện, yêu cầu trả lại toàn bộ số tiền. Tuy nhiên, công ty dịch vụ mang thai hộ phản kích lại, yêu cầu khách hàng phải thanh toán nốt số tiền còn nợ là 180.000 nhân dân tệ. Còn trường hợp khác, người đàn ông tìm người đẻ thuê, đợi nhiều năm không thấy được con mà tiền thì không thể lấy lại được, sau đó người này đã kiện ra tòa đòi công ty dịch vụ đẻ thuê trả lại tiền…

Ngoài ra, các hành vi lừa đảo và ký hợp đồng mang thai hộ bất hợp pháp, tranh chấp quyền nuôi con, tranh chấp thừa kế và giám hộ trong lĩnh vực này đều đã xuất hiện trong đời sống thực.

Hoài Anh, theo QQ news

Xem thêm:

Hoài Anh

Published by
Hoài Anh

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

52 phút ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

2 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

3 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

3 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

3 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

4 giờ ago