Có thể nói nghệ thuật xếp giấy Origami là một trong những nét văn hóa cổ điển của người Nhật. Tại Nhật Bản có rất nhiều nghệ nhân Origami nổi tiếng.
Bên cạnh đó cũng có nhiều người rất giỏi xếp giấy “vô danh”, họ đã đăng tải một loạt các tác phẩm Origami trên mạng và được các cư dân mạng chia sẻ rầm rộ. Họ thể hiện sức sáng tạo của mình khi biến hạc giấy mà người Nhật yêu thích thành các hình thù đặc biệt.
Lý do vì sao hạc giấy đã đi sâu vào văn hóa Nhật Bản cũng liên quan đến một truyền thuyết cổ xưa kể rằng, chỉ cần treo 1.000 con hạc giấy trước cửa sổ, khi những con hạc giấy bay bay nhẹ nhàng trong gió có nghĩa là điều ước tiếp theo sẽ trở thành sự thật.
“1000 con hạc giấy” còn được gọi bằng một cái tên rất riêng là “Thiên chỉ hạc” hay “Thiên vũ hạc”. Đối với Nhật Bản, hạc giấy đại diện cho sự cầu nguyện và chúc phúc. Khi thảm họa xảy ra, người ta nói rằng người Nhật sẽ treo những con hạc giấy ở khắp mọi nơi vì họ tin rằng hạc giấy có thể mang mọi người thoát khỏi đau khổ.
Dân gian Nhật Bản có rất nhiều truyền thuyết, một trong số đó là chỉ cần mỗi ngày xếp một con hạc giấy, kiên trì trong 1.000 ngày, sau khi hoàn thành một ngàn con hạc giấy, bạn sẽ mang đến hạnh phúc cho người mà mình yêu mến. Ngoài ra còn có phong tục gấp “Một ngàn con hạc giấy” để cầu chúc cho bạn bè hoặc người thân bị bệnh, để người kia có thể cảm nhận được sức mạnh vô hình mà hạc giấy truyền đi.
Cách xếp hạc giấy phổ biến nhất
Có những trường học từng tổ chức các chuyến du lịch tốt nghiệp đến những thành phố Hiroshima, Nagasaki hoặc Okinawa – những nơi đã bị tổn thương nặng nề bởi chiến tranh. Trước đó nhà trường phát động hoạt động xếp “Một ngàn con hạc giấy”, sau khi hoàn thành, các học sinh sẽ mang theo nhằm cầu phúc cho những nơi này.
Tuy nhiên, một số người có thể nghĩ rằng hạc giấy đã tồn tại từ lâu và nhìn thấy ở khắp mọi nơi nên sẽ nhàm chán, do đó họ đã xếp hạc giấy thành những hình dạng đặc biệt, không ngờ sau khi được cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ, chúng đã trở thành những con hạc giấy sáng tạo khiến người xem cảm thấy rất thích thú.
Dưới đây là các đoạn clip về những con hạc giấy đặc biệt này:
Hạc giấy biến hình có 2 chân chắc khỏe giống như gà Tây
Hạc giấy có 2 đôi cánh
Hạc giấy biến hình thành gói quà đáng yêu
Hộp hình hạc giấy, phần bụng có thể để được tăm và tăm bông
Hiện nay, các tài liệu liên quan đến Origami sớm nhất trên thế giới là do người Nhật biên soạn (năm 1797). Do đó, người ta tin rằng Origami có nguồn gốc từ Nhật Bản. Mặt khác, Nhật Bản cũng dân tộc rất yêu thích nghệ thuật giấy. Giấy Nhật Bản rất đặc biệt, vào năm 2014, có 3 loại giấy của Nhật Bản đã được đăng ký là di sản văn hóa phi vật thể.
Sử dụng kỹ thuật Origami để tạo ra một hộp quà hoặc hộp đựng đồ xinh xắn
Giấy xếp là niềm tự hào của người Nhật Bản, mỗi nơi sản xuất khác nhau đều có những nét nghệ thuật đặc thù lưu truyền lâu đời riêng. Có người cho rằng sự lôi cuốn nhất của giấy Nhật Bản là kết cấu mềm mại và thanh lịch.
Origami là một nghề thủ công đòi hỏi sự kiên nhẫn, chậm rãi nhưng có thể tạo nên những tác phẩm tuyệt đẹp. Xếp thành hộp có ngăn kéo cũng rất thu hút người xem.
Thanh Trúc
Xem thêm:
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…