Người mẹ bị nhồi máu cơ tim vì quá tức giận khi dạy con học Toán

Mới đây, có một người mẹ ở tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) dạy con làm đề Toán, dù cô có dạy thế nào thì con cô cũng không biết làm khiến cô tức giận đến mức bị nhồi máu cơ tim, suýt nữa thì mất mạng.

(Ảnh: Youtube)

Người mẹ họ Vương 36 tuổi này hiện sống tại thành phố Tương Dương thuộc tỉnh Hồ Bắc, con trai cô hiện đang học lớp 3. Cô luôn có thói quen giúp con giải bài tập về nhà.

Vào ngày 1/11, cô Vương giảng đi giảng lại một đề Toán cho con, nhưng dù cô có giảng thế nào thì con trai cô vẫn không biết làm khiến cô rất giận, sau đó cô cảm thấy nhồi tim, khó thở.

Cô Vương cho hay, cô đã lập tức gọi điện thoại cho chồng để đưa cô đến bệnh viện. Các bác sĩ nói rằng may mà cô được chữa trị kịp thời, nếu muộn một chút thôi thì có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Đây không phải là lần đầu tiên cô Vương tức giận vì vấn đề bài tập của con trai. Theo lời cô chia sẻ, trong vòng 1 năm trở lại đây, cô thường xuyên nổi giận vì vấn đề này.

Bác sĩ khoa nội Dương Tiểu Học chịu trách nhiệm chữa trị cho cô Vương chỉ ra rằng cô bị nhồi máu cơ tim do vấn đề cảm xúc. “Hiện nay căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa, đa số có liên quan đến việc ăn uống của chúng ta, thứ hai là do cảm xúc, đặc biệt là các bà mẹ trẻ.”

Chuyên gia tâm lý khuyên các bậc phụ huynh nên kiểm soát cảm xúc và tâm tính của mình, hãy “buông tay” để các con tự làm, như thế mới không gây áp lực quá nặng nề cho con trẻ và bản thân bố mẹ.

Mời độc giả cùng xem video ý nghĩa sau:

.
Bác sĩ gia đình người Đài Loan, ông Lâm Húc Hoa cho biết, các triệu chứng thường gặp khi bị nhồi máu cơ tim đó là:

  • Cảm thấy tức ngực hoặc đau ngực, cơn đau có thể lan đến vai, cánh tay, gáy, cổ họng và phần bụng trên.
  • Hô hấp khó khăn, tim đập mạnh và loạn nhịp, hồi hộp, sắc mặt tái đi, liên tục đổ mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn.
  • Toàn thân mất sức, không đi lại được và cần có người dìu.
(Ảnh: Shutterstock)

Về cách cấp cứu khi bị nhồi máu cơ tim, bác sĩ Lâm cho hay, người bệnh khi bắt đầu cảm thấy đau tức ngực, nên ngồi xuống, cố gắng thả lỏng, thư giãn và bình tĩnh lại. Nếu có chuẩn bị viên ngậm dưới lưỡi nitroglycerin thi nên ngậm ngay một viên. Nếu 5 phút sau mà không có tác dụng thì có thể dùng thêm một viên nữa. Sau khi dùng liên tục 3 viên mà tình trạng vẫn không suy giảm thì cần lập tức gọi xe cấp cứu để được đưa đến bệnh viện cứu chữa.

Minh Ngọc

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Hà Nội: 3 nam sinh viên bơi ở đập Quán Trăn, 2 người tử vong

Ba sinh viên gặp nạn khi bơi tại đập Quán Trăn, huyện Thạch Thất, TP.…

11 giờ ago

Những ‘quy củ’ xưa đang dần biến mất, bạn biết được bao nhiêu?

Người xưa rất coi trọng những 'quy củ' nhỏ trong đời sống hàng ngày, người…

12 giờ ago

Điện Kremlin bình luận về cuộc bầu cử “kỳ lạ” ở Romania

Phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã mô tả cuộc bầu cử tổng thống gần…

13 giờ ago

Đại sứ Israel Danon chỉ trích Phó TTK LHQ, lên án tuyên bố chung của Anh, Pháp, Canada

Đại sứ Israel tại Liên Hợp Quốc Danny Danon đã lên án gay gắt việc…

13 giờ ago

Bốn cuộc thăm dò dư luận gần nhất cho thấy Tổng thống Trump có mức tín nhiệm cao

Bốn cuộc thăm dò toàn quốc gần nhất cho thấy tỷ lệ ủng hộ Tổng…

13 giờ ago

Chinh phục đại dương bằng một chân: Huyền thoại lướt sóng thách thức mọi giới hạn

Sinh ra với dị tật bẩm sinh mất mắt cá chân trái và bàn chân…

14 giờ ago