Sa lầy trong dằn vặt bản thân là một cạm bẫy ai cũng gặp phải ít nhiều trong đời. Lúc này, các lời khuyên chung chung như “hãy suy nghĩ tích cực lên” hoặc “tập trung vào điều tốt đẹp” dường như thật khó thực hiện. Bạn cần một chiến lược cụ thể và hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề.
Lời khuyên chung chung không sai, chỉ là nó thiếu tính hành động, có tính khả thi ngay lập tức. Mọi người đều biết chìa khóa để vượt qua sự dằn vặt bản thân là lòng biết ơn – điều đó thật hiển nhiên. Nó giống như nói rằng chìa khóa để sống lâu là sống lâu và khỏe mạnh.
“Lời khuyên chung chung” thường sẽ là như thế này:
1, Tìm ra và tập trung vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống thay vì cảm thấy tiếc nuối cho bản thân.
2, Tạo một kế hoạch để khắc phục những vấn đề trong tầm kiểm soát của bạn và ngừng lo lắng về mọi thứ khác.
3, Bài trừ lối suy nghĩ tiêu cực bằng cách xác định những suy nghĩ vô ích và sắp xếp lại chúng. Hãy phân loại và khoanh vùng các suy nghĩ đau khổ tiêu cực, không để chúng ‘cháy lan’ thêm nữa.
Tự dằn vặt bản thân là một trong những cảm xúc kỳ lạ, lẫn lộn giữa yêu và ghét. Nếu không kiểm soát chúng, lâu ngày bạn có thể sẽ bị nghiện.
Chúng ta biết rằng về lâu dài nó có sức tàn phá, nhưng trong cảm giác bất an tái đi tái lại, lòng tự trọng yếu, thất vọng và dễ dàng chấp nhận thất bại… đôi khi đó lại là sự an ủi dễ dàng nhất có được.
Thay vì tập trung đối phó với điều đã làm mình tổn thương, thì người ta lại mất rất nhiều thời gian để chìm đắm trong việc tự dằn vặt bản thân. Và lạ thay, dằn vặt bản thân đôi khi lại dễ dàng hơn việc đối mặt với điều đã làm tổn thương mình.
Để đánh bại cảm giác tự dằn vặt bản thân, có hai điều quan trọng bạn cần thực hiện: Tìm chuyện gì để làm và trò chuyện với ai đó về cảm xúc của bạn.
Tạm thời hòa hoãn tâm trí của bạn vào một việc gì đó khác. Bởi thời điểm đầu não bạn đang rối rắm, bạn gần như không thể giải quyết vấn đề trước khi bình tĩnh lại. Khi đó, đối với tất cả những lời khuyên tốt nhất, bạn đều sẽ cảm thấy dường như không thể thực hiện nổi.
Chẳng hạn, khuyên nhủ một người đang tự dằn vặt bản thân hãy nghĩ về những điều họ biết ơn. Điều đó dường như không tự nhiên lắm. Bộ não biết rằng làm như vậy chỉ là đang cố lừa bản thân để vượt qua nó và nó dễ dàng chống lại nỗ lực đó.
Điều quan trọng là tiếp cận vấn đề một cách gián tiếp. Trở lại trạng thái trung lập về mặt cảm xúc càng nhanh càng tốt. Bạn có thể thực hiện điều này như thế nào? Cách nhanh nhất là ngừng suy nghĩ về cảm xúc của bạn và hoàn toàn tập trung vào việc khác. Một nhiệm vụ phụ nhỏ sẽ hữu ích trong trường hợp này, ví dụ:
1, Ra ngoài đi bộ tầm vài chục phút, để bản thân thoát khỏi hoàn cảnh tù túng hiện tại.
2, Đọc 30–45 trang từ một quyển sách mà bạn cảm thấy hứng thú và ghi chú lại thu hoạch của bạn sau khi đọc chúng.
3, Tạo dàn ý chi tiết cho một bài viết mới và sau đó viết phần giới thiệu dài 200–300 từ.
Tất cả những hoạt động này sẽ thu hút hoàn toàn tâm trí của bạn và bắt đầu chuyển năng lượng cảm xúc của bạn ra khỏi sự dằn vặt và hướng tới một điều gì đó khác. Không cần phải thuyết phục bản thân từ bỏ hoàn toàn sự dằn vặt, đơn giản chỉ là tạm dừng và thực hiện nhiệm vụ phụ.
Bước tiếp theo là tham gia vào một cuộc trò chuyện nghiêm túc với ai đó về cảm xúc của bạn. Điều thực sự cần thiết là bạn hãy nói to cảm xúc của mình và làm điều đó với người mà bạn có thể tin tưởng.
Bày tỏ cảm xúc của bạn, đặt những suy nghĩ hỗn loạn của bạn thành những câu thực tế và nhờ ai đó đưa ra sự đồng cảm và phản hồi nhẹ nhàng cho bạn.
Bạn có thể làm điều này với bất kỳ ai bạn yêu thương, ngay cả người đã xúc phạm hay làm tổn thương bạn.
Hãy cố gắng làm điều này một cách bình tĩnh và có chừng mực. Bạn đang cố gắng giảm bớt cảm xúc của mình chứ không phải khuấy động chúng lên nữa.
Bạn không cần phải có một lý thuyết hoành tráng, mạch lạc về lý do tại sao bạn lại cảm thấy như vậy. Chỉ cần đặt một vài câu cho nó. Hầu hết việc học đều đến từ việc thử, sai và thực hành lặp đi lặp lại, chứ không chỉ đơn thuần giải quyết các vấn đề của bạn như một điều trừu tượng.
Tham gia vào một cuộc trò chuyện càng sớm càng tốt. Càng để lâu thì bạn càng bị ‘chìm sâu’.
Tóm lại, khi đang bị vay khốn trong cảm giác tự dằn vặt bản thân, bận cần làm gì?
1, Bước đầu tiên: Thoát khỏi cảm giác tự dằn vặt bản thân bằng cách xoa dịu những cảm xúc rối rắm của bạn bằng một nhiệm vụ phụ và sau đó trò chuyện với một người bạn về cảm giác của bạn.
2, Bước tiếp theo: Chính là thực hiện những lời khuyên hữu ích như “tập trung vào điều tốt đẹp”, “lập kế hoạch” và “thách thức những suy nghĩ tiêu cực”. Đó đều sẽ là những việc bạn muốn làm một cách tự nhiên sau khi thoát khỏi sự tự dằn vặt bản thân.
Hãy nhớ rằng, khi đầu óc đang bị vây khốn, đừng trực tiếp chống lại những cảm xúc tiêu cực. Điều bạn cần làm đầu tiên là xoa dịu chúng và sau đó nói chuyện nghiêm túc về chúng với một người bạn sớm nhất có thể.
Theo The Epoch Times,
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…