Những tư thế ngủ gật hài hước của người Nhật

Người Nhật nổi tiếng khắp thế giới bởi thời gian làm việc áp lực và cường độ cao, vì vậy nên họ thường xuyên bị thiếu ngủ. Thêm nữa, văn hóa của Nhật cho phép mọi người ngủ ở nơi công cộng. Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng thấy hình ảnh những người trên đường, ở công viên, nhà sách, tiệm cà phê, tàu điện ngầm, xe bus… đang ngủ gật.

Người Nhật thường ở trong trạng thái thiếu ngủ, vì vậy có những người “đi đến đâu ngủ đến đó”.

Một cuộc nghiên cứu cho thấy, thời gian ngủ trung bình của người Nhật là 6 giờ 35 phút mỗi đêm, ít hơn 45 phút so với thời gian ngủ trung bình của người dân thế giới. Vì vậy, có những người “đi đến đâu ngủ đến đấy”, thậm chí ngay cả khi đi làm cũng có thể ngủ được.

So với các quốc gia khác, xã hội Nhật Bản có thái độ khá khoan dung đối với việc ngủ gật ở nơi công cộng. Dù là ngủ khi đi làm, người ta cũng thường sẽ cho là bởi vì làm việc quá mệt mỏi mà ra. Thậm chí trong tiếng Nhật còn có từ “inemuri” dùng để hình dung hành vi ngủ ở nơi công cộng.

Embed from Getty Images

Dù vậy, học giả Brigitte Steger ở trường đại học Cambridge của Anh nghiên cứu về văn hóa Nhật Bản cũng bày tỏ rằng “inemuri” vẫn có quy định riêng, quyết định nằm ở việc người ngủ là ai.

Cô lấy ví dụ là việc ngủ gật khi đang họp: “Nếu bạn là nhân viên mới, bạn buộc phải tỏ ra là bạn tích cực tham gia, bạn không được ngủ. Nhưng nếu bạn đã 40 – 50 tuổi, và đây không phải là chủ đề có liên quan trực tiếp đến bạn thì bạn có thể ngủ, tầng lớp xã hội của bạn càng cao, bạn càng có thể ngủ.”

Embed from Getty Images

Ngoài ra, điều quan trọng khác của “inemuri” là “sự hiện diện” khi ngủ. Cô Brigitte Steger cho biết, dù người ngủ có thể không tập trung, nhưng khi cần, họ buộc phải lập tức tỉnh táo lại, ai về vị trí nấy.

Cô cho hay: “Cơ thể của bạn cần phải giả như bạn tích cực tham gia vào cuộc họp, giống như bạn rất tập trung vậy. Bạn không được ngủ dưới bàn hoặc một cách rất tùy ý. Bạn buộc phải ngồi ngay ngắn như thể đang tập trung nghe, chỉ là bạn đang cúi đầu mà thôi.”

Trong bài tổng kết đăng trên BBC, cô Brigitte Steger có nói, thói quen ngủ gật của người Nhật hoàn toàn không hẳn là có xu hướng lười biếng. Mà ngược lại, đây là đặc trưng phi chính thức trong đời sống xã hội của Nhật, mục đích là nhằm đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ hàng ngày thông qua việc tạm “rời khỏi” vị trí.

Dưới đây là những hình ảnh cho thấy những tư thế ngủ kỳ lạ của người Nhật:

 

Embed from Getty Images

Thanh Trúc

Xem thêm:

Thanh Trúc

Published by
Thanh Trúc

Recent Posts

Reuters: Còn nhiều câu hỏi mở về thuế quan đối với sản phẩm dệt may, da giày từ Việt Nam

Liệu ngành hàng sẽ bị áp thuế suất thông thường (20%) hay thuế suất chuyển…

1 giờ ago

30 triệu trẻ em Trung Quốc “nhiễm chì vượt mức”: Chì ẩn chứa ở đâu?

Một trường mẫu giáo tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc sử dụng chất phụ gia…

3 giờ ago

Kỳ quan vũ trụ: Ngôi sao biến quang hiếm hoi phát nổ sáng hơn 2.500 lần

Những người đam mê thiên văn học nghiệp dư đã sử dụng nền tảng Kilonova…

6 giờ ago

Các nhà khảo cổ học bối rối trước đôi giày La Mã cổ đại được khai quật ở Anh

Các nhà khảo cổ học đã khai quật một lô giày 2.000 năm tuổi tại…

6 giờ ago

18 Chiến thắng lớn, tuyệt đẹp của Tổng thống Trump khi Hoa Kỳ kỷ niệm Ngày Độc lập

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có chuỗi chiến thắng vang dội trong gần…

6 giờ ago