Thành thật nhưng thiếu lòng trắc ẩn cũng là một dạng của “ác”

“Sự thật mất lòng”, hẳn bạn đã nghe câu nói này. Sự thật có thể giúp người khác, giải quyết được vấn đề và thậm chí có thể dùng để gây tổn thương cho ai đó. Vậy làm thế nào để sự thật không gây mất lòng?

Hãy thử tưởng tượng bạn làm việc hơi kém hiệu quả hơn so với các đồng nghiệp trong công ty. Nếu giám đốc nói thẳng vào mặt bạn trước mặt họ: “Tuần này, cậu làm việc kém quá, cậu bị sao vậy, thất tình hay vợ bỏ đây?”, nếu thế bạn có thể trở thành trò cười trong buổi họp. Đặc biệt, nếu bạn là một người quản lý.

(Ảnh: bigstockphoto.com)

Bạn cảm thấy thế nào? Liệu bạn có động lực và trạng thái vui vẻ để nỗ lực làm việc tiếp không?. Giả như giám đốc của bạn là một người tâm lý, ông ấy sẽ cung cấp lời khuyên hay lắng nghe bạn để tìm ra giải pháp: “Tôi thấy cậu hơi mất nhiệt tình, cậu rất năng nổ lúc bắt đầu, công việc làm hằng ngày cũng rất tốt. Nhưng tại sao tháng này có vẻ kém hơn các tháng trước? Cậu có rắc rối gì à?”,… Và sau đó, ông ấy có thể đưa ra một số giải pháp tiềm năng để giúp bạn giải quyết vấn đề hay đơn giản chỉ là lắng nghe bạn.

(Ảnh: Internet)

Trong hai trường hợp trên. Sự thật đều giống nhau: Bạn làm việc kém hiệu quả. Tuy nhiên, cách diễn đạt là khác nhau. Tâm thái là khác nhau. Hiệu quả đạt được là khác nhau.

Vì vậy, sự thật ở đây không chỉ là gây mất lòng. Sự thật không đi kèm với lòng trắc ẩn sẽ làm tổn thương sâu sắc đến người khác.

Trong hệ thống quản lý, CEO chỉ làm việc với những quản lý dưới quyền. Và những quản lý dưới quyền này sẽ triển khai nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên ban ngành cụ thể. Như vậy, nếu vị CEO thấy một nhân viên cấp dưới vi phạm, thì cách giải quyết của họ thường là nói riêng với quản lý dưới quyền, chứ không nói trực tiếp với nhân viên. Sau đó, vị quản lý sẽ tìm cách giải quyết vấn đề với nhân viên này. Vì như thế, quản lý dưới quyền sẽ không mất uy của mình với nhân viên cấp dưới. Và vị CEO cũng không phải lao tâm quản lý cụ thể đến từng người.

Như vậy, nhẫn nại tìm thời điểm thích hợp, tìm người thích hợp và cách truyền đạt sự thật thích hợp cũng là một nghệ thuật giao tiếp rất tinh tế.

Sự tinh tế trong lời nói là rất quan trọng. Điều gì sẽ xảy ra với cảm xúc của con bạn nếu bạn nói thẳng với con rằng: “Con thật lười biếng! Cái gì cũng không làm hết là sao? Ba mẹ thật thất vọng về con”. Đứa trẻ sẽ rất khó chịu, buồn bực, và khi đó, thường là nó chẳng còn tâm trí nào mà nghe lời bạn nói. Vì sự bực tức đã choán hết chỗ trong não, giành quyền kiểm soát suy nghĩ chúng. Sẽ thế nào, nếu bạn tinh tế hơn: “Con cần chăm chỉ một chút! Con phải chăm chỉ hơn trước nhé!”?

Hay thay vì nói: “Sao con chậm như vậy?”, hãy nói: “Con cần nhanh hơn một chút nhé, con sẽ tiến bộ mau chóng thôi”.

(Ảnh: Internet)

Hãy tự hỏi bản thân mình: “Nếu người khác nói với mình câu này, thì mình có cảm thấy dễ chịu không? Còn cách diễn đạt nào tích cực hơn mà vẫn làm rõ vấn đề được không?”, thì bạn sẽ tìm ra được cách diễn đạt tốt hơn theo thời gian không ngừng trải nghiệm cuộc sống và học hỏi.

***

Truyện xưa có kể: Vua Cảnh Công nước Tề hay uống rượu, có khi say luôn mấy đêm ngày, xao lãng cả việc nước. Huyền Chương can, nói: “Nhà vua uống rượu say sưa như thế, hạ thần xin can, nhà vua không nghe, hạ thần xin tự tận”.

Ngay lúc ấy Án Tử vào yết kiến vua. Vua bảo: “Huyền Chương can ta bỏ rượu, không thì y tự tận. Nếu ta mà nghe, thì ta hóa ra non, nếu ta không nghe, lỡ Huyền Chương chết thì cũng đáng tiếc”.

Án Tử nói: “May lắm! May mà Huyền Chương gặp được nhà vua, chớ như vua Kiệt, vua Trụ, thì chết mất rồi, còn đâu sống được đến bây giờ nữa!”.

Cảnh Công nghe nói, tỉnh ngộ, từ hôm đó không uống rượu nữa.

Giả như Án Tử nói câu “sự thật mất lòng”: “Quốc gia đại sự, ngài nên lấy làm trọng mà bỏ rượu đi”. Nếu mà ông ấy có thể nghe lời nói thẳng thế, thì chẳng đã nghe lời Huyền Chương ngay từ đầu rồi sao?

Tuy nhiên, bằng cách khuyến khích sự tích cực trong lòng Cảnh Công, gợi cho Cảnh Công nhìn thấy cái gương hai ông vua tàn bạo, độc ác Kiệt – Trụ vì say mê tửu sắc, bỏ cả chính sự đến nỗi mất nước, Án Tử đã đạt được mục đích khuyên giải của mình.

(Ảnh: Internet)

Vì vậy, nói chuyện thẳng thắn, thành thật để cho người khác nghe và hiểu cũng là một nghệ thuật tinh tế. Trước khi có ý định phê bình một ai đó, bạn hãy tự hỏi bản thân mình: “Nếu người khác nói với mình câu này, thì mình có cảm thấy dễ chịu không? Còn cách diễn đạt nào tích cực hơn mà vẫn làm rõ, giải quyết được vấn đề hay không?” thì đảm bảo sẽ có hiệu quả tốt nhất.

Hoàng Vũ

Xem thêm:

Hoàng Vũ

Published by
Hoàng Vũ

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

4 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

4 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

7 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

7 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

8 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

11 giờ ago