Vì sao Mỹ và Canada không lo lắng về nguy hại của vắc-xin phòng bệnh?

Vụ bê bối vắc-xin giả của Công ty Công nghệ sinh học Trường Sinh (Changsheng Bio-Technology) đã khiến dư luận cũng như người dân Trung Quốc vô cùng bàng hoàng. Vắc-xin giả này thậm chí còn được xác nhận đã bán ra nước ngoài. Thế nhưng, trong khi nhiều quốc gia băn khoăn về thông tin này, thì dường như Mỹ và Canada lại không hề cảm thấy lo lắng. Lý do là vì sao?

Mỹ tiến hành kiểm định vắc-xin nghiêm ngặt nhất thế giới

Tờ “Hiểu biết nhiều hơn về các nước trên thế giới” có một bài viết nói về việc Mỹ đã tiến hành một cuộc điều tra về độ an toàn của các loại vắc-xin phòng bệnh và các loại thuốc. Có thể nói đây là cuộc kiểm định nghiêm ngặt nhất trên toàn thế giới. Cuộc kiểm tra này chủ yếu dựa vào nội dung quản lý mức độ an toàn của các loại vắc-xin được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Hoa Kỳ) – CDC công bố rộng rãi trên mạng. Thông qua đó có thể thấy việc kiểm tra độ an toàn của các loại vắc-xin ở Mỹ gồm có 2 giai đoạn như sau:

1. Giai đoạn trước khi thông qua

Trước khi các loại vắc-xin phòng bệnh được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xét duyệt đưa ra thị trường, đều phải thông qua quá trình thí nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt để bảo đảm an toàn. Trước tiên, các nhà khoa học dùng máy vi tính để dự đoán vắc-xin có tác dụng với hệ thống miễn dịch như thế nào. Sau đó, họ sẽ dùng vắc-xin thí nghiệm trên động vật, bao gồm chuột, chuột lang, thỏ và khỉ.

Sau khi vắc-xin thành công thông qua cuộc thí nghiệm lâm sàng trên động vật, FDA mới có thể cho phép tiến hành thí nghiệm lâm sàng trên cơ thể người. Những người tham gia thí nghiệm lâm sàng đều hoàn toàn tự nguyện, có rất nhiều người sẵn sàng hy sinh thời gian và sức lực của bản thân để thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học. Tất cả những người tình nguyện đều sẽ nhận được Bản thỏa thuận có hiểu biết, để chắc chắn rằng họ đều hiểu mục đích của cuộc thử nghiệm cũng như những rủi ro có thể xảy đến, và đồng ý tham gia thí nghiệm.

2. Giai đoạn sau khi thông qua

Sau khi vắc-xin được thông qua và sử dụng rộng rãi trên thị trường, tính an toàn vẫn tiếp tục được giám sát. FDA yêu cầu các nhà máy sản xuất vắc-xin trước khi đem các lô vắc-xin bán ra thị trường đều phải nộp vắc-xin mẫu, đồng thời phải đem các kết quả chứng minh tính an toàn, hiệu lực, độ tinh khiết nộp cho FDA. Mỗi lô đều phải kiểm chứng là bởi vì vắc-xin đối với môi trường (ví dụ như độ nóng) rất nhạy cảm, hơn nữa trong quá trình sản xuất rất có khả năng bị ô nhiễm.

Ngoài ra, do số người tham gia thử nghiệm tương đối ít (khoảng vài trăm đến vài ngàn người), số liệu có hạn, sau khi vắc-xin được tiêm vào hàng triệu người, những tác dụng phụ hiếm gặp và bị trì hoãn lại phát sinh. Vì vậy, chính quyền Liên bang Hoa Kỳ mới thành lập hệ thống giám sát và điều khiển mang tên “Hệ thống báo cáo các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng vắc-xin”, chuyên giám sát các trường hợp sau khi tiêm vắc-xin xảy ra các tác dụng phụ.

(Ảnh minh họa/Pixabay)

2. Canada kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc của vắc-xin

Theo CanUs, Canada cũng giống như Trung Quốc, đều phân vắc-xin ra làm 2 loại: một là các mũi tiêm chủng miễn phí, hai là các mũi tiêm chủng cần phải thanh toán trước. Bởi vì Canada theo chế độ liên bang, nên các yêu cầu và cách thực hiện tiêm chủng bắt buộc các loại vắc-xin ở mỗi bang cũng có sự khác biệt.

Lấy Anhe làm ví dụ, Anhe quy định mỗi trẻ phải tiêm đủ 9 loại vắc-xin, bao gồm: Uốn ván, Bại liệt, Sởi, Bạch hầu, Quai bị, Rubella, Ho gà, Viêm màng não cầu khuẩn và Thủy đậu.

Cho dù ở Trung Quốc hay ở Canada, trẻ đến tuổi chích ngừa đều nhận được một tờ giấy theo dõi, trên đó ghi lại loại vắc-xin đã tiêm ngừa và thời gian tiêm ngừa… để tiện cho việc quản lý. Ở Trung Quốc gọi là “Giấy chứng nhận tiêm chủng”, ở Canada gọi là “Phiếu tiêm chủng”.

Về bề ngoài, 2 tờ giấy trên không có gì khác nhau, đều là tiêm chủng bắt buộc, mỗi phụ huynh đều có cuốn sổ nhỏ đó, chỉ khác duy nhất là ở các bang của Canada bắt buộc trẻ em tiêm chủng nhiều hơn so với Trung Quốc, vậy thì tại sao cha mẹ Canada lại không hề lo lắng về vấn đề này? Bởi vì quốc gia họ có sự quản lý rất chặt chẽ, cụ thể như sau:

1. Mỗi một liều vắc-xin đều phải có nguồn gốc rõ ràng

Năm 2003, bệnh dịch SARS lan rộng ra toàn cầu, người Canada bắt đầu suy nghĩ về một vấn đề: Tại sao không thể kịp thời hiểu rõ tình hình của những người bệnh khi họ đến bệnh viện khám? Do đó, Canada đã thành lập “Cơ sở dữ liệu y tế mạng Quốc gia”, trong đó ghi lại chi tiết những bệnh nhân đã từng nhập viện, người đến khám bệnh và thông tin về những người đến mua thuốc.

Do mỗi người dân Canada (bao gồm những người Canada quốc tịch nước ngoài) đều có những mã số khám bệnh không giống nhau, vì thế ở bất kỳ ghi chép số liệu y tế nào cũng có thể tra tìm chính xác thời gian, địa điểm và bác sĩ phụ trách khám bệnh. Điều này cũng có nghĩa là, mỗi trẻ em Canada được chích ngừa ở đâu, thời gian nào, do bác sĩ nào tiêm ngừa, nhà sản xuất nào đã sản xuất ra số lô vắc-xin này cũng như là trong lô đó có chứa loại vắc-xin nào, chúng đều là những thông tin có thể dễ dàng tra được trên mạng.

Ngoài ra, Canada còn có chương trình mang tên “Canada Vigilance”, nhằm giám sát các tác dụng phụ không mong muốn, giúp nhanh chóng thu thập và đánh giá các loại thuốc, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên, các chế phẩm từ sinh vật và thuốc phóng xạ, từ đó tổ hợp thành báo cáo về các tác dụng phụ không mong muốn của chúng. Nếu như có một loại thuốc xuất hiện tác dụng phụ, thì các bộ phận có liên quan sẽ nhanh chóng nắm bắt được tình hình cụ thể, chứ không phải ngồi đợi kết quả lấy mẫu thử nghiệm rồi mới bắt đầu giải quyết vấn đề.

(Ảnh minh họa/Pixabay)

2. Mở APP giúp người dân có thể tự mình kiểm tra

Hiện nay, Viện Nghiên cứu Y học Ottawa (Canada) đã phát minh ra APP – “Vắc-xin Canada”, trong đó có lưu lại các thông tin về tiêm chủng, đồng thời nhắc nhở phụ huynh vào thời gian nào nên đưa con em mình tới tiêm ngừa, và đưa ra lời cảnh báo về tình hình bệnh dịch ở các khu vực. Nếu phụ huynh nghi ngờ APP có vấn đề, thì có thể sử dụng điện thoại di động quét mã vạch trên những chai thuốc vắc-xin, sau đó đem thông tin gửi đến cho cơ quan vệ sinh công cộng, để mọi người cùng chung tay tham gia giám sát vắc-xin, từ đó có thể góp phần bù đắp những thiếu sót.

Với những chương trình kiểm định và giám sát nghiêm ngặt như vậy, không khó hiểu tại sao người dân Mỹ và Canada hoàn toàn có thể yên tâm và tin tưởng khi sử dụng vắc-xin.

Ngọc Bảo

Xem thêm:

Ngọc Bảo

Published by
Ngọc Bảo

Recent Posts

Hồi ký cựu Tổng thống Hàn Quốc: Ghế ngồi Thủ tướng

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak chia sẻ một kinh nghiệm khó quên của…

5 phút ago

Hàng trăm công nhân ở Thượng Hải chặn đường đòi lương, cảnh sát bắt người [VIDEO]

Hàng trăm công nhân của Công ty TNHH Trang trí Da ô tô Quốc Lợi…

7 phút ago

Đề cử cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump tiết lộ tầm nhìn hòa bình Ukraine

Ông Mike Waltz, đề cử Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống đắc…

12 phút ago

Sài Gòn, cà phê và nhạc sến

Dĩ vãng vay mượn cà phê...

15 phút ago

Quan chức Mỹ: Tin tặc Trung Quốc đang chuẩn bị cho cuộc xung đột với Mỹ

Tin tặc Trung Quốc đang xâm nhập vào mạng các cơ sở hạ tầng quan…

25 phút ago

10 nhạc khúc nổi tiếng Trung Hoa cổ đại – Kỳ III: Bình sa lạc nhạn

Nói đến “Bình sa lạc nhạn” thì không thể không nói đến Vương Chiêu Quân.

26 phút ago