Làm thế nào để tránh cổ họng khô, môi bong tróc vào mùa thu-đông?

Mùa thu-đông khí hậu hanh khô, khi ra ngoài trời da sẽ bị khô, bong tróc môi, khô mũi, khô họng, suy giảm khả năng miễn dịch. Thậm chí có người còn bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Phải làm gì để xử lý vấn đề này? 

Để ngăn chặn tình trạng khô hanh vào mùa thu-đông, chúng ta cũng cần lưu ý chế độ ăn uống, hãy thử thêm một chút “sắc màu” xem sao.

Uống đủ nước

Độ ẩm thường sẽ bị giảm mạnh vào mùa thu, các tế bào trên da mặt, môi và cổ họng dễ bị mất nước. Uống nước là cách bổ sung nước nhanh nhất. Đối với những người trưởng thành lao động bình thường, nữ giới cần uống ít nhất 1.500 ml nước, còn với nam giới là 1.700 ml nước mỗi ngày. Đây chỉ là mức thấp nhất, còn mỗi ngày uống khoảng 2000-3000 ml nước được thì càng tốt. Cần lưu ý là tốt nhất nên uống nước đun sôi và nên chia làm nhiều lần, mỗi lần uống ít một, không nên “uống ừng ực” hoặc đợi khi nào khát mới uống.

Trước khi đi ngủ uống một ít nước sẽ tránh được tình trạng máu đặc do mất nước vì đổ mồ hôi, hô hấp, đi tiểu vào ban đêm. Sáng sớm thức dậy uống một ly nước sẽ giúp cung cấp nước kịp thời.

(Ảnh: Shutterstock)

Rau củ quả có màu cam giúp làm dịu hanh khô

Nếu môi trường chất lỏng bên trong cơ thể có tính axit thì môi sẽ dễ bị nứt nẻ. Ăn rau củ quả sẽ giúp độ pH trong cơ thể đạt mức kiềm thích hợp. Nhiều loại rau củ quả có độ ẩm lên đến 90% sẽ cung cấp nhiều nước cho cơ thể. Cà rốt, ớt chuông, xoài và các loại rau củ quả màu vàng cam khác cũng rất giàu β-carotene, có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, giúp duy trì tính toàn vẹn của các tế bào biểu mô da, môi và cổ họng, do đó làm giảm bớt tình trạng khô da vào mùa thu. Bên cạnh đó, lycopene, anthocyanin và vitamin C có trong trái cây và rau quả rất tốt cho sức khỏe làn da.

(Ảnh: Shutterstock)

Trên thực tế thì lớp vỏ và lớp aleurone của các loại ngũ cốc thô như yến mạch, kê, cao lương, lúa mạch, đậu đỏ cũng rất giàu vitamin B có lợi cho sức khỏe làn da, ngoài ra cũng nên ăn thêm cơm hoặc cháo trộn nhiều loại gạo, sữa đậu nành nhiều loại hạt hoặc xay thành bột nguyên hạt. Ăn nhiều ngũ cốc thô hơn không có nghĩa là bỏ hoàn toàn cơm trắng và bột mì, mà tỷ lệ ngũ cốc thô trong lượng thực phẩm ăn hàng ngày nên chiếm từ 1/3 đến 1/2.

Ăn nhiều cháo giúp ngăn ngừa hanh khô vào mùa thu

Tối hôm trước rửa sạch các nguyên liệu, cho vào nồi cơm điện, thêm nước, hẹn giờ ninh nhừ, sáng hôm sau là sẽ có một nồi cháo nóng hổi. Ngoài ra cũng không nên bỏ qua những món canh bổ dưỡng, có thể nấu một nồi canh trong vòng 45 phút bằng nồi áp suất. Thường xuyên ăn canh rong biển, củ mài, củ sen, mướp hầm với sườn sẽ có tác dụng bồi bổ cơ thể.

(Ảnh: Shutterstock)

Mẹo giúp tránh nứt nẻ môi

  1. Không nên liếm môi, điều này không chỉ làm trôi lớp son dưỡng, mà còn khiến môi bị khô hơn. Dù làm cách này có thể tạm thời giảm cảm giác khó chịu, nhưng ngược lại sẽ làm vấn đề về môi trở nên nặng hơn.
  2. Rửa mặt có thể sẽ làm môi bị khô, vì vậy nên thoa son dưỡng sau khi rửa mặt vào buổi tối.
  3. Nên thoa một lớp son dưỡng lên môi trước khi thoa son màu để môi không bị khô.
(Ảnh: Shutterstock)

Minh Ngọc

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

5 phút ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

1 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

3 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

4 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

4 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

4 giờ ago