Vợ chồng người Mỹ mua đất hoang ở Ấn Độ và dành 25 năm để cải tạo thành rừng

Ông Anil Malhotra cùng vợ Pamela Gale Malhotra đến từ Mỹ đã mua một mảnh đất hoang ở Ấn Độ và dành 25 năm để cải tạo thành một khu rừng có diện tích tăng gấp mấy lần so với ban đầu.

Đến nay, khu rừng này đã trở thành nơi sinh sống của hàng trăm loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng, góp phần cống hiến quan trọng cho việc bảo vệ hệ sinh thái.

(Ảnh: Great Big Story)

Vợ chồng Malhotra kết hôn vào năm 1960, họ đều thích động thực vật hoang dã và họ ý thức được giá trị của rừng khi tiếp xúc với thiên nhiên.

Năm 1986, ông Malhotra và vợ đã đến Ấn Độ để dự tang lễ của bố vợ. Chuyến đi này khiến họ nhìn thấy được mức độ nghiêm trọng của sự ô nhiễm và nạn phá rừng ở đây, vì vậy họ quyết định nỗ lực vì sự nghiệp bảo vệ động thực vật hoang dã.

Đôi vợ chồng này đã mua một mảnh đất hoang rộng 22 ha tại huyện Kodagu, Karnataka của Ấn Độ. Chủ cũ bán mảnh đất này vì không trồng được cà phê cũng như các loại nông sản khác. Thế nhưng đối với họ, đây chính là nơi mà họ luôn tìm kiếm.

(Ảnh: Great Big Story)

Mặc dù lượng mưa lớn ở Kodagu khiến mảnh đất này không thể làm đất nông nghiệp được, nhưng nơi đây lại là nơi làm rừng mưa tốt nhất. Và tất cả những gì mà vợ chồng Malhotra đã làm chỉ là trồng một số cây địa phương và để thiên nhiên tự mình phát triển.

(Ảnh: Great Big Story)

Sau khi họ bắt đầu theo đuổi công việc khôi phục rừng, thứ phát triển đầu tiên là cỏ, sau đó cây cối bắt đầu mở rộng và từ đó hình thành một khu rừng xanh mới, động vật và các loài chim hoang dã cũng dần di cư đến đây.

(Ảnh: Great Big Story)
(Ảnh: Great Big Story)

Bởi vì nếu nông dân ở khu vực lân cận sử dụng thuốc trừ sâu sẽ ảnh hưởng đến sinh thái của khu rừng này, vì vậy chỉ cần có người ở vùng phụ cận muốn bán đất thì vợ chồng Malhotra đều sẽ mua lại. Do đó, khu rừng của họ ngày càng lớn hơn và nay đã lên đến 122 ha.

(Ảnh: Great Big Story)

Vợ chồng Malhotra đặt tên cho khu rừng này là “Khu bảo tồn cứu trợ động vật tiên phong”. Hiện đây là nơi sinh sống của hàng trăm loài cây cối, thực vật, hơn 300 loài chim cùng hàng chục loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Nơi đây còn phát huy được tác dụng gìn giữ và bảo vệ nhất định đối với hệ sinh thái.

(Ảnh: Great Big Story)
(Ảnh: Great Big Story)

Bà Malhotra chia sẻ với trang Great Big Story rằng: “Người ta cho rằng chúng tôi bị điên, nhưng không sao cả. Có rất nhiều người cho rằng ai làm những việc gây kinh ngạc đều bị điên”.

Bà hy vọng trong tương lai khu rừng này sẽ vẫn được bảo vệ và tiếp tục mở rộng. Bà cho biết khi vợ chồng bà đi vào khu rừng, bà cảm thấy rất vui, một niềm vui mà bà chưa từng cảm nhận được từ những điều khác trong đời.

Thanh Trúc

Xem thêm:

Thanh Trúc

Published by
Thanh Trúc

Recent Posts

Hà Nội: 3 nam sinh viên bơi ở đập Quán Trăn, 2 người tử vong

Ba sinh viên gặp nạn khi bơi tại đập Quán Trăn, huyện Thạch Thất, TP.…

4 giờ ago

Những ‘quy củ’ xưa đang dần biến mất, bạn biết được bao nhiêu?

Người xưa rất coi trọng những 'quy củ' nhỏ trong đời sống hàng ngày, người…

5 giờ ago

Điện Kremlin bình luận về cuộc bầu cử “kỳ lạ” ở Romania

Phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã mô tả cuộc bầu cử tổng thống gần…

6 giờ ago

Đại sứ Israel Danon chỉ trích Phó TTK LHQ, lên án tuyên bố chung của Anh, Pháp, Canada

Đại sứ Israel tại Liên Hợp Quốc Danny Danon đã lên án gay gắt việc…

6 giờ ago

Bốn cuộc thăm dò dư luận gần nhất cho thấy Tổng thống Trump có mức tín nhiệm cao

Bốn cuộc thăm dò toàn quốc gần nhất cho thấy tỷ lệ ủng hộ Tổng…

6 giờ ago

Chinh phục đại dương bằng một chân: Huyền thoại lướt sóng thách thức mọi giới hạn

Sinh ra với dị tật bẩm sinh mất mắt cá chân trái và bàn chân…

7 giờ ago