Đội bóng nhí Thái Lan, một em bé 5 tháng tuổi mất tích, một người lênh đênh gần 2 tháng trên biển, và 12 câu chuyện sống sót khác đã thu hút sự chú ý của truyền thông thế giới năm 2018.
Đội bóng nhí mang tên “Lợn rừng” – với 12 thành viên từ 11 tới 16 tuổi cùng huấn luyện viên của mình – đã ăn mừng sinh nhật một cầu thủ trong đội bằng chuyến đi tham quan hang Tham Luang. Không may mưa bão ập đến gây ra lũ quét khiến hang bị ngập và thầy trò bị kẹt sâu tới 1,6 km dưới mặt đất.
Gần 2.000 lính và 200 thợ lặn đã được huy động để đưa cả đội ra ngoài. Tuy vậy, sự tình kết thúc không được viên mãn khi một lính hải quân SEAL Thái Lan nghỉ hưu đã thiệt mạng và một số người khác phải nhập viện. Toàn thế giới đã cùng chăm chú theo dõi sự kiện này và hân hoan chúc mừng khi cả đội được đưa ra ngoài an toàn.
Khi một trận động đất làm rung chuyển Indonesia hồi tháng 8 năm 2018, nó đã phá hủy hàng ngàn tòa nhà, trong đó có đền thờ Jabar Nul, nơi Narto Aryadi đang cầu nguyện cùng với người em rể của mình.
Anh bị kẹt lại dưới một cây cột bị đổ, nhưng vẫn có thể xoay xở được. Narto dùng tay không dịch chuyển các khối đổ nát và đào xuyên qua lớp cát dưới nền của đền thờ trong 12 giờ cho đến khi thoát ra ngoài an toàn – và kéo người em đi theo mình trong cả quãng đường.
Leo lên đỉnh Nanga Parbat cao 8.126m trên dãy Himalaya là một việc khó khăn ngay cả trong điều kiện thời tiết thuận lợi nhất, còn ngay giữa mùa đông thì việc này lại càng nguy hiểm hơn. Đó là điều mà hai nhà leo núi – Elisabeth Revol và Tomasz Mackiewicz đã cùng nhau cảm nhận được vào tháng 1 năm ngoái.
Khi Mackiewicz bắt đầu cảm thấy bị say núi cấp tính, cả hai phát hiện ra họ đã bị kẹt lại trên độ cao 7,3km. Trực thăng ở lân cận không thể bay cao như vậy, nên một nhóm các nhà leo núi người Ba Lan đã lần theo các dấu vết để tới chỗ họ.
Họ tới quá trễ để cứu được Mackiewicz, nhưng kịp lúc để giải cứu Revol và mang cô về an toàn.
Sau 6 giờ sục sạo khu rừng Montana để tìm một em bé mới chỉ 5 tháng tuổi, phó cảnh sát trưởng Ross Jessop gần như đã kiệt quệ hy vọng. Bấy giờ đang là 2h sáng, trời thì rất lạnh, còn anh thì không biết đứa bé đang ở đâu – manh mối duy nhất là một gã đàn ông đang phê thuốc mà họ bắt được nói hắn đã để lại đứa bé ở đâu đó trong khu vực này.
Và rồi ông nghe tiếng trẻ em khóc rất nhỏ! Gạt một số cành cây và mảnh vụn sang một bên, anh tìm thấy chính điều mình đang tìm kiếm: một đứa trẻ đói bụng nhưng vẫn còn sống!
Một gia đình tới Công viên Quốc gia Stirling Range của Úc để duy trì truyền thống đi bộ ở đây. Nhưng rồi Patricia Byrne, cụ bà 84 tuổi của gia đình, mất dấu những người thân của mình. Bà phải sống 3 ngày trong những bụi cây để chống chọi với nhiệt độ 38 oC và không ăn không uống – trước khi được người ta tìm thấy.
Tinh thần của bà vẫn rất tốt, và còn nói đùa rằng đám con cháu mất quá nhiều thời gian để nhận ra sự mất tích của mình.
Khi cháy rừng hướng tới thị trấn Paradise của bang California, miền Tây nước Mỹ, và di chuyển với vận tốc hơn 11km trong 90 phút – thì không phải toàn bộ 26.000 cư dân tại đây đều có thể tuân thủ kế hoạch sơ tán.
Nhưng giữa sự tàn phá khủng khiếp do ngọn lửa, cũng có rất nhiều câu chuyện sinh tồn kỳ diệu xảy ra. Những người lạ đưa các em bé mới sinh được vài giờ tới nơi an toàn, người dân chạy tới các ngôi nhà lân cận để đánh động nhiều người nhất có thể, nhiều vị phụ huynh đã bỏ lại xe hơi bị kẹt trên đường, ôm lấy con em mình và chạy nhanh nhất có thể để tới nơi trú ẩn an toàn…
Các bãi biển xa xôi của vùng Big Sur bang California hẳn không phải là nơi thú vị để trải nghiệm sự mất tích, nhưng đó là điều Angela Hernandez đã trải qua sau khi mất lái vì phải tránh một con vật nhỏ, rồi lao thẳng chiếc xe Jeep màu trắng của mình từ bờ vực cao 60m xuống bãi biển phía dưới.
Một cặp đôi đi cắm trại ở Big Sur đi tìm một địa điểm để câu cá, nhưng lại tìm thấy Hernandez trong chiếc xe Jeep đã tan nát của cô. Hernadez bị mất tích trong 1 tuần, cơ thể tơi tả với những vết thương, nhưng vẫn sống sót.
Thợ mỏ giàu kinh nghiệm 62 tuổi John Waddell chuẩn bị các biện pháp an toàn trước khi xuống dưới một giếng mỏ ở Arizona. Nhưng ông không thể kiểm soát được thiết bị nâng hạ, rồi rơi xuống độ sâu 30m so với miệng giếng mỏ. Ông ở đó trong 3 ngày với nhiều xương bị gãy – những vẫn kịp giết chết ba con rắn đuôi chuông mon men tới gần – trước khi được một người bạn tốt đi tìm và cứu nguy.
Amber Kornak biết sự nguy hiểm khi làm một con gấu xám giật mình, vậy nên nhà nghiên cứu này thường xuyên vỗ tay và huýt sáo khi cô thu thập lông gấu xám ở Dãy núi Cabinet ở vùng Montana vào tháng 5 vừa qua. Nhưng vì âm thanh từ tiếng mưa, tiếng gió và nhánh sông gần đó đã làm chìm nghỉm tiếng động mà cô tạo ra, trong khi cô đang ở hơi quá gần con gấu xám. Con gấu bị giật mình và tấn công cô.
Mặc dù Kornak đánh trả lại bằng bình xịt gấu, nhưng trước khi chạy lại vào rừng, nó đã kịp đánh vào đầu cô ấy. Cô đã phải đi bộ hơn 3km về xe của mình, tay giữ chiếc áo len quấn quanh đầu để tránh hộp sọ đã bị rạn tiếp tục đổ máu, sau đó lái xe về tìm trợ giúp.
Không rõ làm thế nào Kay Longstaff lại rơi khỏi khỏi một con tàu Na Uy xuống biển Adriatic. Nhưng bất kể là nhảy xuống hay rơi xuống, cô ấy cũng buộc phải bơi đứng trong 10 tiếng đồng hồ qua đêm trước khi được được lực lượng Bảo vệ Bờ biển Croatia giải cứu. Cô đã trôi dạt gần 1,5 cây số kể từ lúc rơi xuống nước.
Matthew Matheny chỉ muốn đi bộ một chút lên núi St. Helens, nhưng anh không quen thuộc khu vực này, bị lạc đường và rồi rơi xuống một con dốc đứng.
Cần phải viện đến máy bay trực thăng, 30 người cứu hộ, chó cứu hộ, và một thiết bị bay không người lái (drone) quần thảo 6 ngày để tìm ra anh ấy. Là một cựu hướng đạo sinh, Matthew đã sống sót bằng cách ăn quả dâu dại và cả…ong.
Không hiếm người lẻn vào các khu mỏ bỏ hoang ở Tây Virginia để ăn trộm đồng, nhưng những chuyện như này hiếm khi xuất hiện trên báo chí. Tuy vậy, lịch sử đã thay đổi khi bốn người không may vào một mỏ hoang tháng 12 vừa rồi và bị lạc ở đây.
Đội cứu hộ phải chống chọi lại một cơn bão mùa đông và không biết chính xác những người bị kẹt đang ở đâu. Nhưng sự tình có lối thoát khi một người bị lạc tìm được đường ra và hướng dẫn đội cứu hộ tìm được ba người còn lại – sau 5 ngày.
Đây là một trong những tai nạn đáng buồn nhất năm 2018: một chiếc phà bị lật ở Tanzania khiến 200 người chết. Nhưng sau khi đội cứu hộ từ bỏ hy vọng tìm được bất kỳ ai còn sống sót, họ đã nghe thấy tiếng động từ bên trong chiếc phà bị đắm.
Hóa ra, một thợ máy của tàu, Alphonce Charahani, đã sống được 2 ngày trong một khoảng không nhỏ may mắn còn lại, bên trong phòng máy của chiếc phà.
Công việc của Aldi Novel Adilang là canh một chòi câu cá nằm giữa Thái Bình Dương, và thực sự đó là một công việc rất tẻ nhạt (anh phải bật đèn vào ban đêm để thu hút cá). Nhưng điều này đã thay đổi khi dây neo chòi bị đứt và làm nó bị trôi dạt.
Anh sống sót trong 49 ngày bằng cách ăn cá, uống nước mưa, nước biển tự lọc và trôi dạt hàng ngàn km giữa biển khơi trước khi được một tàu hàng tìm thấy.
Đây có lẽ không phải phi vụ giải cứu kịch tính nhất năm, những cũng là một trong những vụ gây xúc động nhiều nhất. Một chú gấu mèo bắt đầu leo lên tòa nhà UBS Plaza ở St. Paul, bang Minnesota nước Mỹ.
Rất nhanh chóng, chú đã leo tới tầng 10, rồi 15, rồi 20… Cả thế giới nín thở, và lo lắng rằng chú gấu mèo sẽ rơi xuống hoặc bị kẹt ở đâu đó.
Sau vài lần nghỉ ngơi trên các bờ tường cao chót vót, chú gấu mèo cuối cùng tìm được đường lên tầng nóc, nơi nó bị dụ vào bẫy bằng thức ăn của mèo rồi được mang xuống tầng trệt bằng…thang máy.
Theo Popular Mechanics
Quốc Hùng
Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…