“Cậu bé mập nhất thế giới” giảm 100 kg

Vào thời đại vật chất vô cùng phong phú này, có rất nhiều thanh thiếu niên đang đối mặt với vấn đề béo phì, cậu bé Arya Permana (12 tuổi) người Indonesia là một trong số đó. Cậu từng bị mọi người gọi là “cậu bé mập nhất thế giới” trong suốt một thời gian dài.

Sau này đã có một bác sĩ tiến hành phẫu thuật dạ dày để giúp cậu bé giảm cân, ngoài ra còn lập ra một loạt các kế hoạch tập thể dục giảm béo cho cậu. Cuối cùng Arya đã giảm được 100 kg và còn có thể tự đi đứng, đá bóng và đi học.

Theo báo chí nước ngoài đưa tin, để trở thành người được truyền thông công nhận là ‘cậu bé mập nhất thế giới’ đúng là cần phải có “khả năng thật sự”… Và Arya Permana (12 tuổi) người Indonesia đã làm được điều này. Cậu từng bị béo phì với cân nặng hơn 190 kg, nặng hơn cả trọng lượng của 6 người bạn cùng trang lứa cộng lại.

Trong thời gian béo phì, mỗi ngày Arya cần ăn vô số lần, mỡ phủ dày trên khắp cơ thể khiến cậu bé rất khó đi lại, vì vậy mà cậu không thể ra khỏi nhà và đi học giống như các bạn đồng trang lứa khác được.

Bố mẹ của Arya từng phải đi vay nợ để mua thức ăn cho con trai vì cậu bé không thể kiểm soát được việc thèm ăn, cậu như muốn ‘ăn sập cả nhà’. Bên cạnh đó, cơ thể to lớn của cậu bé khiến bố mẹ không thể mua được quần áo vừa kích cỡ, mỗi ngày Arya chỉ có thể mặc chiếc áo choàng lớn được đặt may riêng.

Vài tháng trước, cuối cùng cậu bé Arya luôn mang trong mình hoài bão trở thành cầu thủ bóng đá đã quyết tâm thay đổi tình trạng lặp đi lặp lại mỗi ngày này. Sau đó nhờ sự giúp đỡ của truyền thông, đã có một bác sĩ đồng ý đứng ra giúp cậu phẫu thuật dạ dày nhằm giảm béo và lên một loạt những kế hoạch vận động giảm cân cho cậu bé.

Nhờ sự giúp đỡ của việc phẫu thuật và chế độ tập luyện nghiêm khắc, hiện nay cuối cùng Arya đã giảm được gần 100 kg.

Arya Permana mặc chiếc áo trước đây để cho thấy thành quả của việc giảm cân. (Ảnh: Youtube)

Hiện nay cậu bé Arya đã có thể tự đi đứng và còn có khả năng đá bóng, cuối cùng cậu đã bước gần hơn đến ước mơ của mình. Khi được phỏng vấn, Arya giảm cân thành công chia sẻ rằng: “Bây giờ em rất vui, em có thể đi lại và đá bóng được, em đã linh hoạt hơn trước rất nhiều rồi.”

Bố của Arya thì chia sẻ với phóng viên rằng: “Trước đây Arya từng là học sinh đứng hàng đầu trong lớp, nhưng vì cân nặng quá lớn mà cháu phải thôi học, nay tôi rất vui khi cháu có thể được đến trường đi học cùng các bạn khác.”

Dân số béo phì cả thế giới tăng đột biến

Theo United Daily News đưa tin, trong số 5 tỷ người trưởng thành trên thế giới vào năm 2014, có 641 triệu người béo phì. Một cuộc khảo sát toàn cầu vào năm 2016 cho thấy, tỷ lệ người trưởng thành bị béo phì đã tăng gấp đôi so với năm 1975. Cuộc nghiên cứu mới nhất được phát biểu tại Hội nghị châu Âu về chứng béo phì cảnh cáo rằng nếu tỷ lệ béo phì tiếp tục tăng với tốc độ hiện nay thì đến năm 2045, số người béo phì sẽ chiếm 22% dân số thế giới và có 14% số người sẽ mắc bệnh tiểu đường loại II.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện nay chế độ chăm sóc sức khỏe “đã tiêu phí một khoản ngân sách khổng lồ chỉ để chữa bệnh tiểu đường”, “mỗi quốc gia sẽ có sự khác biệt riêng tùy theo gene, xã hội, môi trường…, đây chính là lý do vì sao mà không có một phương pháp thống nhất để có thể giải quyết vấn đề này. Mỗi quốc gia phải đưa ra chính sách tốt nhất cho mình.”

Tỷ lệ béo phì ở Nhật cực thấp

Theo tờ “Life”, báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, tỷ lệ béo phì ở Nhật vào năm 2018 là khoảng 4%, thuộc một trong những quốc gia có tỷ lệ béo phì thấp nhất thế giới cũng như trong số các quốc gia phát triển. Tỷ lệ béo phì của Pháp là 11% và của Mỹ là 32%.

Thế nhưng người thích vận động nhất thế giới lại là người Mỹ, có hơn 40% số người tích cực tham gia vận động. Điều thú vị là người Nhật lại không thích vận động, họ không có thói quen tập thể hình. Người nước ngoài khi đến Nhật đều sẽ ngạc nhiên cho hay: “Trên đường phố Nhật hầu như không hề thấy ai béo phì”. Vì sao lại như vậy?

Đầu tiên, cách ăn uống của người Nhật “ít calo, phối nhiều món”, “đĩa khá nhỏ, no 8 phần”, “bữa sáng quan trọng, ăn vặt ít”.

Thứ hai, họ thích đi bộ hoặc đạp xe, tỷ lệ người có xe đạp ở Nhật xếp hàng đầu vượt qua cả Trung Quốc.

Thứ ba, trên đường đi làm họ gặp phải những đoạn phải lên xuống dốc và thường xuyên làm việc bận rộn đến mức không có thời gian để ăn.

Cuối cùng là chính phủ ra lệnh kiểm soát vòng eo của nhân viên công sở, điều này cũng là vì nghĩ cho chi phí y tế. Vậy nên, tỷ lệ béo phì ở Nhật vô cùng thấp.

Minh Ngọc

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

33 giây ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

14 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

37 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

1 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

2 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

2 giờ ago