5 cách công nghệ tương tác ảo Augmented Reality sẽ thay đổi thế giới

Augmented Reality – công nghệ tương tác ảo đang thay đổi cách con người tương tác với thế giới xung quanh một cách mạnh mẽ.

Sự xuất hiện và bùng nổ của trờ chơi trực tuyến Pokemon Go đã cho chúng ta thấy tiềm năng ứng dụng rất lớn của công nghệ AR (tương tác ảo) trong lĩnh vực giải trí. Tuy nhiên, không chỉ có vậy, AR cũng đang được đưa vào ứng dụng trong giáo dục và dịch vụ kỹ thuật, hứa hẹn những những thay đổi rất lớn trong các lĩnh vực này.

(ảnh: thyssenkrupp)

Sự khác biệt giữa VR và AR

Trước hết ta cần phải phân biệt sự khác biệt giữa VR – thực tế ảo (Virtual Reality) và AR – tương tác ảo (Augmented Reality)

VR: Khi trải nghiệm ứng dụng VR, người dùng sẽ được đưa vào một thế giới hoàn toàn không có thật, được giả lập bởi máy tính, khi đó người dùng dường như sẽ không còn nhận thức gì về thế giới thật xung quanh mình nữa. Ví dụ, khi đeo kính VR, bạn sẽ được lạc vào một bãi biển tuyệt đẹp với biển xanh, cát trắng và những hàng dừa tuyệt đẹp, chúng hoàn toàn được tạo ra bởi máy tính.

AR: là công nghệ cho phép lồng ghép các đối tượng ảo vào không gian thực, hiển thị qua màn hình làm cho đối tượng ảo giống như được xuất hiện ngoài thế giới thực.

VR thay thế hoàn toàn thực tại bởi một thế giới mô phỏng trong khi đó AR chỉ thêm chi tiết ảo vào thế giới thực tại. Ví dụ, bạn sử dụng smartphone, chiếu camera vào một chiếc xe ô tô, ứng dụng AR của smartphone sẽ hiển thị chiếc xe đó kèm theo các thông tin bổ sung như hãng sản xuất, model, thời gian sản xuất, giá bán hiện tại, showroom bán xe…

Khả năng ứng dụng rất lớn của tương tác ảo

Trong một báo cáo, Digi-Capital cho rằng AR có khả năng ứng dụng rộng hơn và có thị trường lớn hơn rất nhiều soi với VR, cũng chính vì vậy doanh số của thị trường công nghệ AR sẽ cao hơn VR gấp nhiều lần vào năm 2020.

Mức độ ứng dụng và quy mô thị trường của AR và VR (Digi-Capital)

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu thử một số ứng dụng của tương tác ảo trong các lĩnh vực:

Kính Hololens của Microsoft giúp cho việc bảo dưỡng kĩ thuật nhanh hơn gấp 4 lần

Chiếc kính Hololens được Microsoft mô tả là “chiếc máy tính ba chiều hoàn toàn khép kín đầu tiên, cho phép bạn tương tác với các hình ảnh ba chiều độ nét cao trong thế giới của bạn.”

Với chiếc kính Hololens của Microsoft, tập đoàn thang may Thyssen của Đức đã phát triển một ứng dụng chạy trên điện toán đám mây Aruze của Microsoft cho phép giảm đến 95 triệu giờ lao động mỗi năm cho dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng thang máy của tập đoàn này trên khắp thế giới.

Ứng dụng có tên MAX của Thyssen cho phép chiếc kính Hololens của kỹ thuật viên được kết nối đến đám mây cơ sở dữ liệu của hãng. Trước khi đi đến các tòa nhà để bảo dưỡng hoặc sửa chữa thang máy, kỹ thuật viên có thể “đi xung quanh” chiếc thang máy (ảo), tìm hiểu về kết cấu, linh kiện và cách hoạt động của thang; họ có thể phóng to, thu nhỏ các bộ phận (ảo) để tìm hiểu chúng liên kết với nhau ra sao và xác định các lỗi có thể xảy ra trước khi đi đến hiện trường.

Nếu ở hiện trường, với chiếc kính, kỹ thuật viên có thể nhìn thấy các linh kiện của thang máy và có thể mô tả các hỏng hóc với chuyên gia tại văn phòng để có thể có thêm thông tin.

Kỹ thuật viên cũng có thể trực tiếp đặt lấy các linh kiện thay thế bằng cách nhìn vào chúng, đợi chúng nổi lên và chạm vào phím bấm ảo. Việc nhìn qua chiếc kính Hololens khác với việc nhìn qua các kính thực tế ảo. Kỹ thuật viên sẽ nhìn thấy cả những thành phần ảo và thành phần thật cùng một lúc và chúng bổ sung cho nhau.

“Việc thử nghiệm ứng dụng trên thực tế đã cho thấy khoảng thời gian dành cho dịch vụ bảo dưỡng một thang máy nhanh hơn gấp 4 lần so với bình thường”

Ứng dụng của AR cho lĩnh vực giải trí

Các trò chơi chơi điện tử ứng dụng công nghệ AR thực tế đã có mặt trên thế giới từ vài năm sau khi smartphone bắt đầu thịnh hành.

Các trò chơi sử dụng AR sẽ lấy bối cảnh của thế giới thực và bổ sung các thêm các thông tin vào để tạo thành các trò chơi hấp dẫn. Tuy nhiên, công nghệ AR chỉ mới thực sự trở nên phổ biến sau khi Nitendo cho ra mắt Game Pokemon Go. Với Game Pokemon, ứng dụng sẽ hiển thị con thú cần bắt ở trên nền cảnh thực để người chơi có thể bắt.

Cảnh bắt một con thú trong Pokemon Go

Với các thể loại game chiến đấu có tích hợp công nghệ tương tác ảo, ứng dụng game sẽ sử dụng cảnh thật như một phần để tạo nên chiến trường trong game. Điều này dẫn đến trải nghiệm hết sức thú vị cho game thủ vì các chiến trường (bản đồ) trong game có sự đa dạng không giới hạn và rất gần với đời thực.

Xem thêm: Cấp độ mới của nạn nghiện game khi có công nghệ thực tế ảo

Ứng dụng của AR cho giáo dục và đào tạo

Chỉ cần một chiếc điện thoại hoặc máy tính bảng, giáo viên có thể tạo ra một bài giảng rất sinh động bằng cách kết hợp giữa tài liệu trên giấy với các mô phỏng 3D mà học sinh có thể tương tác.

Công nghệ AR được đưa vào trường học tại Australia

Ứng dụng của AR cho lĩnh vực du lịch

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang tản bộ ở một thị trấn mà bạn mới ghé đến, bạn có thể cảm nhận được lịch sử, bạn có thể ngửi thấy mùi thơm từ nhà hàng, bạn có thể nghe tiếng của đoàn tàu gần đó, nhưng bạn không biết làm thế nào để khám phá thêm về những thứ xung quanh.

Ứng dụng BuUuk sử dụng công nghệ AR để hiển thị các nhà hàng trong 1 tuyến phố kèm theo thực đơn đặc biệt của nhà hàng cho khách du lịch

Với các ứng dụng AR, tất cả các thông tin về khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, các địa điểm du lịch, thậm chí cả thực đơn nhà hàng sẽ được hiển thị toàn bộ trên màn hình khi bạn chĩa camera điện thoại vào một tấm bản đồ hay con phố cụ thể.

Xem thêm: Công nghệ thực tế ảo có thể thao túng bạn như thế nào?

Ứng dụng của tương tác ảo cho lĩnh vực thương mại

Tại một số cửa hàng thời trang, công nghệ AR được sử dụng để tạo nên chiếc gương ảo giúp khách hàng thử quần áo mà không cần phải thực sự cởi và mặc đồ.

Các gương ảo là các màn hình TV lớn tích hợp với camera 3D kèm theo phần mềm hỗ trợ công nghệ AR. Khi khách hàng đứng trước gương, camera 3D sẽ nhận và hiển thị tín hiệu video của họ lên trên màn hình. Khi khách hàng chọn sản phẩm thời trang (đã có mẫu thiết kế 3D của sản phẩm) để thử, phần mềm AR sẽ chồng mẫu thời trang 3D lên phía trên thân người của khách hàng. Khi khách hàng chuyển động cơ thể, mẫu quần áo 3D chồng lên người cũng sẽ linh hoạt di chuyển theo.

Ứng dụng phòng thử đồ ảo với công nghệ AR

Người dùng có thể lựa chọn nhiều mẫu sản phẩm và tư thế khác nhau để thử với gương ảo này. Hệ thống cũng cho phép chụp ảnh hoặc ghi lại video clip để khách hàng có thể chia sẻ trên mạng xã hội. Điều này sẽ giúp cho việc mua sắm thời trang trở nên thú vị và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.

Video giới thiệu kính tương tác ảo HoloLens của Microsoft:

Thiện Tâm tổng hợp

thiện tâm

Published by
thiện tâm

Recent Posts

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

3 giây ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

56 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

1 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

2 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

2 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

3 giờ ago