“AI thay đổi khuôn mặt” sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo không chỉ nhanh mà còn khó phân biệt thật giả. Rào cản gia nhập công nghệ này ngày càng thấp khi mà một bộ phim có thể được ghép khuôn mặt ở Trung Quốc chỉ có giá 2 nhân dân tệ (khoảng hơn 7.000 VNĐ).
Được biết, hiện nay việc tạo video động về khuôn mặt người trên máy tính rất dễ dàng. Năm ngoái ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, cảnh sát phát hiện ra rằng một số người có thể tạo video động từ một bức ảnh tĩnh. Các nhân vật được mô phỏng không chỉ có thể gật đầu, lắc đầu mà còn có những biểu cảm phong phú như nháy mắt, há miệng, cau mày… vô cùng chân thực.
Cảnh sát đã tìm thấy hơn chục gigabyte (GB) dữ liệu khuôn mặt trong máy tính của họ, ảnh khuôn mặt và ảnh chứng minh thư nhân dân (CMTND) được lưu trữ trong các thư mục khác nhau theo các danh mục khác nhau.
“Ảnh mặt trước và mặt sau của CMTND, ảnh cầm CMTND, ảnh tự chụp… gọi là một bộ”. Bộ ảnh hoàn chỉnh này được gọi là ‘tư liệu'”. Do quá trình sản xuất đơn giản nên một video chỉ có giá từ 2 – 10 nhân dân tệ (khoảng 7.182 – 35.908 VNĐ).
Tám người liên quan đến vụ án này đều không có trình độ học vấn cao, thậm chí có người chưa học hết cấp 3. Họ tải xuống phần mềm theo giáo trình mua sắm trực tuyến và dành hàng tháng tự học để hoàn thành nó.
Ngoài việc lấy ảnh của người khác, đến nay còn có những người mua giọng nói và các “chất liệu” khác có trả phí. Chỉ cần một lượng nhỏ dữ liệu mẫu âm thanh và video là có thể tổng hợp nên tệp âm thanh và video như thật.
Do đó, miễn là có được dữ liệu, như ảnh và giọng nói của một người, các video và tệp âm thanh về người này có thể được tạo trên máy tính. Nói cách khác, ngay cả khi nhìn thấy video và tệp âm thanh của một người, nó cũng chưa hẳn là thật.
Ông Chu Quân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý luận Cơ sở thuộc Viện Trí tuệ Nhân tạo của Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cho rằng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tổng hợp sâu đã gây ra tình trạng “nhìn tận mắt cũng chưa hẳn đã là thật”.
Trong một “giáo trình thay đổi diện mạo” trên YouTube, người hướng dẫn dùng ảnh của tổng thống Mỹ để chèn vào video của một ca sĩ Trung Quốc. Người này chỉ mất vài phút để tạo ra hiệu ứng ấn tượng khi tổng thống Mỹ hát các bài hát Trung Quốc, nhìn khẩu hình rất khó phát hiện thật giả.
Ngoài các đặc điểm trên khuôn mặt, các yếu tố khác như tuổi tác, giới tính, tính cách, cảm xúc đều được phản ánh trên khuôn mặt. Tất cả các yếu tố này được coi là tham số trong mô hình mạng nơ ron của trí tuệ nhân tạo. Máy tính có thể suy ra các thông số này bằng cách học và tổng kết một lượng lớn các bức ảnh. Quá trình này gọi là “đào tạo”.
Để làm cho hình ảnh hoặc video trông thật hơn sau khi thay đổi khuôn mặt, việc thay đổi khuôn mặt bằng AI thường được thực hiện với sự trợ giúp của “Mạng đối nghịch tạo sinh (GAN)”. Mạng đối nghịch tạo sinh thường bao gồm 2 phần, một là Mô hình tạo sinh (viết tắt là G); hai là Mô hình phân biệt (viết tắt là D), có thể phân biệt khuôn mặt được tổng hợp bởi mô hình tạo sinh. Cả 2 được đào tạo bằng những bức tranh quy mô lớn và họ thi đấu với nhau để tạo thành sự đối nghịch.
Một khi mô hình phân biệt không thể đánh giá tính xác thực, điều đó có nghĩa là quá trình đào tạo đã tương đối thuần thục. Khi mô hình có chiều sâu được đào tạo và trưởng thành, nó sẽ nhập vào một khuôn mặt, sau đó có thể tạo ra các biểu cảm khác nhau trên khuôn mặt này và cũng có thể được thay thế bằng các hình ảnh hoặc video khác, để đạt được sự tích hợp liền mạch.
Công nghệ này ban đầu được sử dụng để làm hậu kỳ cho các tác phẩm điện ảnh và truyền hình. Sau đó, một số người trên thế giới đã sử dụng công nghệ này để với mục đích xấu.
Họ “thay đổi khuôn mặt” trên ảnh của những người nổi tiếng, chức sắc thành một số video và tổng hợp ra một số bài phát biểu không hề tồn tại. Ngoài ra, một số trang web khiêu dâm còn cấy ghép khuôn mặt của nghệ sĩ nổi tiếng (chủ yếu là nghệ sĩ nữ) vào tranh ảnh hoặc video, gây tác hại rất lớn.
Ở Trung Quốc, đến nay đã phát hiện ra một số người sử dụng nó để đánh lừa nhận dạng của hệ thống thanh toán, cũng có người cũng sử dụng nó để đăng ký thẻ điện thoại di động.
Vì sao cần phải “thay đổi khuôn mặt” để đăng ký thẻ điện thoại? Do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giám sát công chúng trên quy mô lớn trong thời gian dài, nên phải đăng ký tên thật để mua sim điện thoại di động. Nói chuyện trực tuyến cũng cần xác nhận tên thật, đôi khi mua dao làm bếp cũng cần dùng tên thật. Vì vậy, thay đổi khuôn mặt có thể đối đầu và tránh sự giám sát của ĐCSTQ.
Quý Lâm, kỹ sư phần mềm trong ngành công nghệ thông tin Nhật Bản, nói với tờ The Epoch Times rằng bản thân công nghệ không tồn tại việc tốt hay cái xấu, chỉ có những người sử dụng nó tốt hay xấu mà thôi.
Mặc dù khoa học phát triển mang lại sự thuận tiện cho cuộc sống, nhưng nó không thể nâng cao đạo đức của con người. Nếu con người phóng túng dục vọng của bản thân, thì ngược lại, khoa học sẽ mang đến “tai họa không thể vãn hồi”.
Theo The Epoch Times,
Dịch Phàm, Vương Giai Nghi
Nga phóng thử thành công ICBM mới mà TT Putin nói sẽ khiến kẻ thù phải “suy nghĩ lại”
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…