Hôm 11/2 vừa qua, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã nhóm họp ở Hội nghị thượng đỉnh Chính phủ Thế giới để thảo luận các quy tắc dành cho chính phủ thế hệ tiếp theo. Hôm 10/2, một số ít các nhà lãnh đạo này đã có buổi họp kín để thảo luận về đường hướng đối với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI).
Tất nhiên, đây chỉ là một trong nhiều chủ đề được họp bàn. Những người tham gia cuộc họp cũng thảo luận để tìm ra những phương thức trực tiếp nhất để triển khai AI nhằm cải thiện cuộc sống, về vấn đề ai là người sẽ kiểm soát AI, và làm thế nào để định hướng con đường nguy hiểm phía trước.
Sự kiện được tổ chức bởi AI Initiative, thuộc cộng đồng Future Society tại Trường Lãnh đạo Kennedy-Harvard và ông H.E.Omar bin Sultan Al Olama, Bộ trưởng về trí tuệ nhân tạo của Ả-rập Xê-út. Mục đích của ngày họp này là rất to lớn: lên kế hoạch toàn cầu để quản lý AI – các quốc gia sẽ tham chiếu để áp dụng.
Cuộc họp này đã thu hút một vài nhà trí thức có ảnh hưởng lớn nhât thế giới. Các đại diện của IEEE, OECD, và Liên hiệp quốc. Các nhà quản lý đến từ IBM Watson, Microsoft, Facebook, OpenAI, Nest, Drive.ai, và Amazon AI. Các nhà lãnh đạo đến từ Italy, Pháp, Estonia, Canada, Nga, Singapore, Australia, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất. Danh sách này còn kéo dài nữa.
Trong phòng họp, theo ghi nhận của trang Futurism.com, không khí đôi khi đầy ắp cảm hứng, nhưng có lúc phủ kín ảm đạm. Câu hỏi khó nhất là: có quản lý được việc nghiên cứu AI hay không, và con người có thực sự kiểm soát được AI có-ý-thức?
Buổi bình minh của AI mới chỉ bắt đầu, nên chúng ta vẫn còn thời gian.
>> Phía sau ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên quy mô lớn tại Trung Quốc
Khi ông H.E. Omar bin Sultan Al Olama mở màn ngày nói chuyện thì người ta thấy được hy vọng. Ông nói với đám đông, gồm nhiều nhân vật chủ chốt trong giới trí tuệ nhân tạo: “Ngày hôm nay sẽ thay đổi lịch sử. Bất cứ khi nào những người đến từ nhiều chức vụ và lĩnh vực đa dạng như thế này nhóm họp lại với nhau, những điều vĩ đại sẽ đến.”
Ông khiến mọi người nhớ lại rằng lần trước khi thế giới đối mặt với nguy cơ vũ khí hạt nhân, Dự án Manhattan đã được xúc tiến. Nhưng nhìn nhận một cách tỉnh táo, lần này rủi ro là lớn hơn.
“Không phải là tôi tiêu cực, nhưng chúng ta phải hành động ngay.”
Trong suốt ngày làm việc, những người tham gia đã lặp lại nhiều lần ý này: Nếu chúng ta không hành động bây giờ, chúng ta sẽ mất, mất tất cả mọi thứ. “Tôi không muốn tỏ ra tiêu cực, nhưng chúng ta phải hành động ngay,” ông John C.Havens, giám đốc điều hành của IEEE Global Initiative về Đạo đức của Tự động hóa và hệ thống thông minh, đã nói trong lúc nghỉ giải lao.
Tuy vậy giải pháp vẫn chưa rõ ràng. Để tránh những sự phản kháng âm thầm, hội nghị đồng ý rằng, cách tốt nhất là áp dụng giải pháp kép: Thứ nhất, các quốc gia phải khuyến khích các nghiên cứu trong các lĩnh vực đem lại nhiều lợi ích nhất và ít rủi ro nhất cho xã hội. Thứ hai, họ phải đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo. Họ cho rằng để theo kịp tiến độ hợp tác và sáng tạo, các chính phủ nên đặt mình vào vị trí có thể dự đoán và ngăn chặn các vấn đề.
Sau khi các nhà lãnh đạo giành thời gian để cân nhắc, hợp lý hóa, và biên soạn tất cả những gì thảo luận được từ hôm qua vào một báo cáo, thì chúng ta có thể hy vọng rằng những bước đi vững chắc và thực tế hơn sẽ được hé lộ.
Mặc dù ngày làm việc kết thúc mà không có nhiều câu trả lời rõ ràng, nhưng những người tham dự nói chung rất tích cực. Ví dụ có một người tham dự nói: “Số lượng các tài liệu kỹ thuật và các công ty start-up đã bùng nổ trong những năm gần đây. Thật tuyệt, nhưng cộng đồng của chúng ta vẫn còn quá nhỏ. Chúng ta chỉ thấy những gương mặt quen thuộc trong những buổi hội thảo như thế này. Chúng ta vẫn còn cơ hội để tìm ra giải pháp.”
Ông Cyrus Hodes, phó chủ tịch và giám đốc của The AI Initiative, cũng rất lạc quan. “Một cuộc họp như vậy là rất cần thiết và sẽ giúp cộng đồng quốc tế đón nhận những tác động tích cực của AI và đồng thời chuẩn bị để giảm bớt những mặt tiêu cực.”
Tất nhiên có rất nhiều việc phải làm. Đến nay, có rất nhiều sáng kiến, nhiều buổi nói chuyện, nhưng vẫn chưa có câu trả lời. Quan trọng là ở chỗ chúng ta vẫn chưa thực sự hạ quyết tâm. Nhưng ít ra, đây cũng là một sự khởi đầu.
Theo Futurism
Thành Đô
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…