Phía sau ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên quy mô lớn tại Trung Quốc
- Mộc Mai
- •
Nhà cầm quyền đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đầu tư mạnh vào lĩnh vực trí thông minh nhân tạo (AI), từ vi mạch đến thuật toán. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng, cố gắng trở thành trung tâm sáng tạo trí tuệ nhân tạo lớn nhất thế giới vào năm 2030. Tuy nhiên, trên Tạp chí Khoa học (Science) của Mỹ có bài viết nhận định về “mặt thâm độc” trong tham vọng này.
Ông Raj Reddy, người được giải thưởng Turing và là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Robot Đại học Carnegie Mellon cho biết, ĐCSTQ đang đầu tư mạnh vào tất cả các khía cạnh của công nghệ thông tin, từ điện toán lượng tử đến thiết kế vi mạch, bao trùm trên hết những điều này là trí tuệ nhân tạo.
Trong những tháng gần đây, Trung ương và giới công nghiệp Trung Quốc đã liên tục công khai các động thái liên quan đến phát triển trí tuệ nhân tạo. Trong một động thái gần đây, Trung Quốc đã thành lập khu khoa học công nghệ trí tuệ nhân tạo trị giá 2,1 tỷ đô la Mỹ ở ngoại ô phía tây Bắc Kinh. Thử so sánh, vào năm 2016 tổng chi của Chính phủ Mỹ cho các dự án AI ngoài cơ mật là 1,2 tỷ đô la Mỹ.
Bài báo trên Science cho rằng trong nỗ lực phát triển trí thông minh nhân tạo của ĐCSTQ có “mặt thâm độc”. Trung Quốc khai thác các tiến bộ công nghệ của trí thông minh nhân tạo để theo dõi và xem xét, cũng dùng cho các mục đích quân sự. Elsa Kania, nhà nghiên cứu của một Trung tâm An ninh mới của Mỹ tại Washington cho rằng, quân đội Trung Quốc đang tài trợ cho sự phát triển của trí tuệ nhân tạo áp dụng trong khả năng ra quyết định trên chiến trường và vũ khí tự động. Bà cảnh báo, trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ở Trung Quốc, “ranh giới giữa bình dân và nghiên cứu phát triển quân sự thường rất mơ hồ.”
ĐCSTQ biến trí thông minh nhân tạo thành thứ công cụ của quyền lực chính trị. Lộ trình phát triển trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc cho thấy rõ, vai trò rất quan trọng của trí tuệ nhân tạo trong “tăng cường khả năng và trình độ quản lý xã hội”, “đóng một vai trò không thể thay thế trong việc duy trì ổn định xã hội có hiệu quả.”
Một số người lo ngại rằng sự phát triển mạnh mẽ trí tuệ nhân tạo của ĐCSTQ có thể bóp nghẹt lại những tiếng nói khác biệt với nhà cầm quyền. Theo một báo cáo của Citizen Lab thuộc Đại học Toronto (Canada), việc nâng cấp công nghệ nhận diện khuôn mặt cho phép nhà chức trách kiểm duyệt hiệu quả hơn thông tin truyền thông trực tuyến. Công nghệ nhận diện khuôn mặt cũng là trọng tâm của tranh cãi. Công nghệ này được xây dựng dựa trên các thuật toán trí tuệ nhân tạo, có khả năng phân tích chi tiết khuôn mặt của một người, sau đó đối chiếu với hàng triệu dữ liệu có sẵn để tìm ra chính xác đối tượng.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt hiện nay được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc, tiêu biểu như khi mọi người chịu phục vụ công cộng tại khu mua sắm. Ví dụ, tại tiệm gà chiên KFC, khách hàng có thể xác minh thanh toán bằng cách quét khuôn mặt của họ. Tại một số cổng an ninh sân bay của Trung Quốc, hệ thống nhận dạng khuôn mặt của Baidu xác nhận danh tính của du khách.
Tại Trung Quốc đại lục, trong làn sóng người về quê ăn Tết Nguyên đán năm nay, cảnh sát Trung Quốc đã dùng kính mát có khả năng xác định nghi phạm trong các ga xe đông đúc. Những kính mát này có trang bị một máy ảnh siêu nhỏ, kết nối với một thiết bị tương tự như một chiếc điện thoại thông minh, qua đó cảnh sát có thể chụp ảnh của nghi phạm, sau đó gửi về kho cơ sở dữ liệu tại trung tâm để so sánh.
Trong cao trào người hồi hương ăn Tết tại nhà ga phía đông Trịnh Châu, một số cảnh sát đeo kính mát kỹ thuật số quan sát. Hãng tin AFP (Agence France-Presse, Pháp) đưa tin, tình trạng này khiến người ta nhớ lại bộ phim khoa học viễn tưởng Utopia “Black Mirror”.
Đây là một phần trong hệ thống giám sát kỹ thuật số mà nhà cầm quyền Trung Quốc xây dựng. ĐCSTQ sử dụng nhiều dạng của công nghệ sinh trắc học, bao gồm chụp ảnh, quét mống mắt, lấy dấu vân tay và DNA để theo dõi chặt chẽ hoạt động của người dân trên khắp đất nước.
Ở Trung Quốc, Chính phủ đã triển khai công nghệ nhận diện khuôn mặt ở Tân Cương. Phóng viên Nhật báo phố Wall (Wall Street Journal) phát hiện ra, tại một số thành phố ở Tân Cương, cứ cách vài trăm mét lại có một camera giám sát. Tại các trạm xăng, trung tâm mua sắm, lối vào nhà thờ Hồi giáo đều có bố trí trạm kiểm soát nhận diện khuôn mặt.
Tạp chí Khoa học dẫn lời Chủ tịch Hiệp hội Thúc đẩy Phát triển Trí tuệ nhân tạo Mỹ (AAAI) là Subbarao Kambhampati cho biết, “Đây là vấn đề khiến người phương Tây phải lo ngại về trí tuệ nhân tạo.”
Mộc Mai
Xem thêm:
Từ khóa Năng lượng lượng tử trí tuệ nhân tạo Công nghệ nhận diện khuôn mặt