Gã khổng lồ công nghệ Meta đã thông báo sẽ bắt đầu dán nhãn nội dung do AI tạo ra trên Facebook và Instagram từ tháng Năm trở đi. Cho đến thời điểm hiện tại, công ty này đã có chính sách xóa những nội dung tương tự do máy tính tạo ra.
Meta tuyên bố trong một bài đăng vào thứ Sáu (5/4) rằng công ty sẽ dán nhãn “Made with AI” đối với những nội dung ảnh, âm thanh hoặc video được sản xuất bởi trí tuệ nhân tạo. Các nhãn này sẽ được gắn tự động khi Meta phát hiện những “tín hiệu được chia sẻ trong ngành” về nội dung đến từ AI hoặc khi người dùng tự nguyện tiết lộ rằng những gì họ đăng do AI tạo ra.
Theo Meta, nếu nội dung bị nghi ngờ có “nguy cơ đặc biệt cao trong việc đánh lừa công chúng đối với một vấn đề quan trọng”, thì họ có thể gắn một nhãn nổi bật hơn.
Hiện tại, chính sách ‘truyền thông bị thao túng’ của Meta chỉ nhắm đến các video được “AI tạo ra hoặc thay thể để khiến một người có vẻ như nói điều gì đó mà [thực tế] họ không nói”. Nội dung vi phạm chính sách này sẽ bị xóa đi thay vì được dán nhãn.
Chính sách mới mở rộng sang các video chiếu cảnh ai đó “làm điều gì đó mà họ không làm” cũng như với hình ảnh và âm thanh. Tuy nhiên, chính sách này thoải mái hơn so với cách tiếp cận cũ ở chỗ nội dung bị nghi ngờ vẫn được phép tồn tại.
Meta giải thích rằng: “Chính sách truyền thông bị thao túng của chúng tôi được soạn thảo vào năm 2020 khi nội dung thực tế do AI tạo ra còn rất hiếm và mối lo ngại nói chung là về các video. Trong 4 năm qua, và đặc biệt trong năm vừa rồi, mọi người đã phát triển các loại nội dung thực tế khác do AI tạo ra như âm thanh, hình ảnh, và công nghệ này đang phát triển nhanh chóng.”
Từ đầu năm nay, các cơ quan quản lý Hoa Kỳ đã công bố lệnh cấm “những cuộc gọi tự động” đến từ AI sau khi người dân New Hampshire bị ‘Tổng thống’ Joe Biden giả do máy tính tạo ra liên hệ và kêu gọi họ không can thiệp vào cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ ở tiểu bang này. Nhà Trắng cũng đã hứa sẽ “xử lý” vấn đề khiêu dâm không có sự đồng thuận sau khi ảnh khỏa thân giả của ngôi sao nhạc pop Taylor Swift bị lan truyền trên mạng xã hội. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã cáo buộc các phương tiện truyền thông Mỹ sử dụng AI để khiến ông trông béo hơn trong các bức ảnh.
Meta không phải là gã khổng lồ công nghệ duy nhất chống lại nội dung nhân tạo bằng nhãn dán. Từ năm ngoái, TikTok đã yêu cầu người dùng gắn nhãn bài đăng do AI tạo ra, đồng thời cho phép người dùng khác báo cáo nội dung mà họ nghi ngờ là của AI. Vào tháng trước, YouTube đã giới thiệu một hệ thống danh dự (honor system) tương tự.
Khi các cuộc bầu cử quan trọng sẽ diễn ra ở EU vào tháng Sáu và Hoa Kỳ vào tháng Mười Một, các nhà lập pháp đã thúc đẩy những công ty công nghệ hành động chống lại các “deepfake” (một loại kỹ thuật dùng AI để tạo ra hình ảnh, âm thanh và video giả mạo) mà họ cho rằng có thể được sử dụng để đánh lừa cử tri. Đầu năm nay, Microsoft, Meta, Google và hơn chục công ty hàng đầu khác trong ngành đã hứa hẹn “giúp ngăn chặn nội dung AI lừa đảo can thiệp vào các cuộc bầu cử trên toàn cầu năm nay”.
Tuy nhiên, những nền tảng sử dụng hệ thống danh dự như TikTok và YouTube có thể sớm bị buộc phải áp dụng cách tiếp cận của Meta. Theo điều khoản Đạo luật AI sẽ có hiệu lực vào mùa hè tới của EU, các công ty công nghệ sẽ bị phạt nếu không phát hiện và xác định nội dung do AI tạo ra, bao gồm cả văn bản “được công bố với mục đích thông báo cho công chúng về các vấn đề được công chúng quan tâm”.
Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…