Heo lai khỉ đầu tiên ra đời ở Trung Quốc

Hai con heo lai khỉ đầu tiên trên thế giới vừa được tạo ra ở Trung Quốc, với tham vọng phát triển công nghệ cấy ghép nội tạng cho con người từ tế bào động vật.

Nhóm nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm Tế bào gốc và Sinh học Sinh sản ở Bắc Kinh đã tiêm tế bào biến đổi gen của khỉ vào hơn 4.000 phôi heo trước khi đưa vào cơ thể heo nái. Kết quả là, có 10 chú heo con đã được sinh ra nhưng chỉ có hai trong số đó là heo lai khỉ và chúng mang một phần các tế bào tim, gan, phổi, lá lách và da của khỉ. Tuy nhiên, hai con heo lai khỉ này đã chết sau khi chào đời một tuần, theo ông Tang Hai tại Phòng thí nghiệm Tế bào gốc và Sinh học Sinh sản ở Bắc Kinh.

Heo lai khỉ đầu tiên ra đời ở Trung QuốcHeo lai khỉ đầu tiên ra đời ở Trung Quốc
Hai chú heo lai khỉ được sinh ra trong phòng thí nghiệm ở Bắc Kinh. (Ảnh: State Key Laboratory of Stem Cell and Reproductive Biology)

Theo nhóm nghiên cứu, cái chết của chúng có thể không phải do hiện tượng loạn gen mà nằm ở bước thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) bởi cá thể lai và không lai đều không sống sót, quá trình thụ tinh ở heo không diễn ra suôn sẻ như ở người và các động vật khác. Họ đang hướng đến việc tạo ra những con heo khỏe mạnh với tỷ lệ tế bào khỉ cao hơn. Nếu thành công, các nhà nghiên cứu dự kiến tạo ra heo với cơ quan nội tạng chỉ gồm tế bào của linh trưởng.

>> Phôi thai khỉ lai người được tạo ra lần đầu ở Trung Quốc

Trước sự việc này, một số nhà khoa học đã bày tỏ mối lo ngại liên quan đến vấn đề đạo đức. Cụ thể, nhà thần kinh học Douglas Munoz tại Đại học Queen’s Kingston (Canada) cho biết: “Các dự án nghiên cứu như thế này thực sự làm tôi lo sợ về mặt đạo đức. Việc tạo ra một sinh mạng nhưng không biết cách kết thúc khi có sự cố thật không ổn chút nào.”

Tuy nhiên, tình trạng này không cho thấy dấu hiệu dừng lại sau khi các nhà khoa học Trung Quốc vẫn tiếp tục nghiên cứu để tạo ra những con khỉ với bộ não người nhằm tìm hiểu tốt hơn các bệnh như Alzheimer.

Trước đó, vào năm 2017, nhà khoa học người Tây Ban Nha Juan Carlos Izpisua Belmote từ Viện nghiên cứu sinh học Salk tại San Diego (Mỹ) đã gây tranh cãi khi tạo ra giống heo lai người, trong đó các tế bào của người được tiêm vào phôi thai heo. Tuy nhiên, loại phôi thai này đã chết sau đó 28 ngày.

Phôi thai heo chứa tế bào người lần đầu được tạo ra vào năm 2017. (Ảnh: Nick Saltmarsh/Flickr)

Theo NHS (Cơ quan Sức khỏe Quốc gia của Anh), mỗi ngày có khoảng 3 người chết ở Anh và 12 người chết ở Mỹ bởi không tìm được các cơ quan nội tạng thay thế. Các nhà khoa học hy vọng rằng nghiên cứu trên có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt cơ quan nội tạng. Tuy nhiên, các nhà phê bình đã cảnh báo rằng sự phát triển khoa học kiểu này sẽ tạo ra những tình huống tiến thoái lưỡng nan về mặt đạo đức của giống động vật lai người.

>> Các chuyên gia bị sốc khi đọc nghiên cứu chỉnh sửa gen trên em bé

Theo Daily Mail,
Phan Anh tổng hợp

Published by

Recent Posts

Vụ cháy chung cư Độc Lập ở TP.HCM khiến 8 người tử vong

Hỏa hoạn bùng phát từ tầng trệt chung cư Độc Lập, phường Phú Thọ Hòa,…

58 phút ago

Việt Nam ứng dụng AI trong kỳ thi toán học quốc tế AIMO 2025

Ngày 6/7, hơn 600 thí sinh tranh tài tại Vòng Chung kết Quốc gia AIMO…

1 giờ ago

Trước 15/7, Bộ Tài chính phải trình dự thảo Nghị định về tiền mã hóa

Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, trước ngày…

6 giờ ago

Mỹ sắp công bố loạt thỏa thuận thương mại lớn nhằm tránh cuộc chiến thuế quan

Hôm 6/7 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết quốc gia…

6 giờ ago

Thanh niên Mỹ định nghĩa lại ‘thành công’: Sức khỏe quan trọng hơn tiền bạc

Những công việc lương cao không còn là tiêu chuẩn vàng để một số thanh…

10 giờ ago

Hà Nội tăng giá vé metro Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – Cầu Giấy 30-40%

Từ ngày 1/8, giá vé lượt hai tuyến metro Cát Linh - Hà Đông và…

12 giờ ago