Một nghiên cứu được công bố mới đây đã chỉ ra rằng có hơn một nửa số hồ và hồ chứa lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, theo hãng tin Reuters. Điều này dấy lên mối lo ngại về thiếu hụt lượng nước cho nông nghiệp, thủy điện và tiêu dùng của con người.
Một số nguồn nước ngọt quan trọng nhất trên thế giới – từ Biển Caspi giữa Châu Âu và Châu Á đến Hồ Titicaca của Nam Mỹ – đã bị mất nước với tốc độ tích lũy khoảng 22 gigaton mỗi năm trong gần ba thập kỷ. Đó là khoảng 17 lần thể tích của Hồ Mead, hồ chứa lớn nhất của Hoa Kỳ.
Các nhà khoa học đã đánh giá gần 2.000 hồ lớn bằng cách sử dụng các phép đo vệ tinh kết hợp với các mô hình khí hậu và thủy văn.
Họ phát hiện ra rằng việc sử dụng không bền vững của con người, những thay đổi về lượng mưa và dòng chảy, bồi lắng và nhiệt độ tăng cao đã khiến mực nước hồ giảm trên toàn cầu, với 53% số hồ có biểu hiện suy giảm từ năm 1992 đến năm 2020.
Gần 2 tỷ người sống trong lưu vực hồ khô cạn bị ảnh hưởng trực tiếp và nhiều khu vực phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nước trong những năm gần đây.
Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng không bền vững của con người đã làm cạn kiệt các hồ, như Biển Aral ở Trung Á và Biển Chết ở Trung Đông.
Trong khi các hồ ở Afghanistan, Ai Cập và Mông Cổ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ tăng cao, có thể làm tăng lượng nước thất thoát vào khí quyển.
Mực nước dâng cao trong 1/4 số hồ, thường là kết quả của việc xây dựng đập ở những vùng xa xôi như Cao nguyên Nội Tây Tạng.
Anh Nguyên
Video TQ: Nghi vấn dùng sơn phun làm giả cảnh quan xanh
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…