Nghiên cứu Nhật Bản: Biến thể Lambda có thể kháng lại vắc-xin

Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện ra biến thể Lambda có thể lây nhiễm và kháng lại khả năng miễn dịch do vắc-xin tạo ra cao hơn so với phiên bản của virus xuất hiện lần đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc.

(Ảnh minh họa: Corona Borealis Studio/Shutterstock)

Theo một nghiên cứu của Nhật Bản, biến thể Lambda (được phát hiện lần đầu tiên ở Peru vào tháng 8/2020) có khả năng chống lại các kháng thể trung hòa do vắc-xin tạo ra để đối phó với virus corona.

Trong các cuộc thử nghiệm tiến hành tại phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra 3 đột biến có trong protein gai (spike) của biến thể giúp nó vượt qua các kháng thể, còn 2 đột biến khác khiến cho virus dễ lây lan hơn.

Biến thể Lambda (còn được gọi là C.37) chỉ mới được công nhận là mối đe dọa toàn cầu tiềm tàng trong những tháng gần đây (dù đã được phát hiện vào tháng 8/2020), với việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố rằng Lambda là một biến thể cần quan tâm vào ngày 17/6 sau khi chủng này xuất hiện đồng thời ở một số quốc gia.

Ở Peru, chủng Lambda chiếm khoảng 82% số các ca nhiễm mới. Trong khi đó, Chile, Argentina, Brazil, Colombia, Ecuador và Mexico đều đã xác nhận nhiều trường hợp nhiễm biến thể này.

“Đáng chú ý, tỷ lệ tiêm chủng ở Chile tương đối cao; tỷ lệ những người đã tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin COVID-19 là [khoảng] 60%”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Họ cảnh báo: “Tuy nhiên, một đợt bùng phát lớn số ca mắc COVID-19 đã xảy ra ở Chile vào mùa xuân năm 2021, qua đó cho thấy rằng biến thể Lambda có thể thành thạo trong việc lẩn tránh khả năng miễn dịch kháng virus tạo ra từ việc tiêm chủng”.

Tại Mỹ, biến thể Lambda cho đến nay đã lây nhiễm cho gần 1.000 người và một số chuyên gia tin rằng chủng này ít gây ra mối đe dọa hơn biến thể Delta, hiện chiếm ít nhất 80% tổng số ca mắc mới ở nước này.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cảnh báo rằng với việc Lambda được WHO dán nhãn là một biến thể cần quan tâm, thay vì một biến thể đáng lo ngại, mọi người có thể sẽ không nhận ra đây là một mối đe dọa đang hiện hữu (so với các chủng khác).

Nhà virus học của WHO, Jairo Mendez-Rico, nói với tờ DW vào cuối tháng trước nói rằng mặc dù chủng virus này có tỷ lệ lây nhiễm cao, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy biến thể Lambda có tính “sát thương” cao.

Mendez-Rico cho biết rằng cần có thêm dữ liệu để so sánh biến thể mới này với các chủng hiện có khác như Gamma (P.1) và Delta (B.1.617.2), đã được WHO phân loại là các biến thể đáng lo ngại.

Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu cấp cao Kei Sato đến từ Đại học Tokyo (Nhật Bản) nói với hãng Reuters rằng ông tin “Lambda có thể là một mối đe dọa tiềm tàng đối với xã hội nhân loại”.

Theo The Epoch Times,

Phan Anh

Xem thêm:

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Slovakia, Hungary và Serbia thảo luận các biện pháp hạn chế di cư bất hợp pháp

Văn phòng chính phủ Slovakia thông báo các nhà lãnh đạo Slovakia, Hungary và Serbia…

13 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ đề xuất chặn chuyển dữ liệu nhạy cảm sang Trung Quốc, Nga, Iran

Bộ Tư pháp Mỹ đang đề xuất các quy định mới sẽ hạn chế khả…

25 phút ago

4 dưỡng chất thiết yếu giúp tăng sức mạnh não bộ

Sức khỏe não bộ rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của chúng…

53 phút ago

TQ: Hàng trăm nhân viên y tế ở Quảng Đông giơ biển đòi lương

Mới đây, hàng trăm nhân viên y tế tại một bệnh viện công ở Quảng…

1 giờ ago

Quảng Ngãi: Công ty thủy điện xây 64 trụ điện cao thế trái phép để bán điện

Công ty Đạt Phương Sơn Trà xây 64 trụ điện cao thế khi “không có…

1 giờ ago

TQ: Trưởng thị trấn Giang Tây bị dân làng đâm chết khi đang đi khảo sát

Trưởng thị trấn Sơn Trang, Cát An, tỉnh Giang Tây, đã bị một người dân…

1 giờ ago