Phát hiện biến thể mới của virus corona chứa tới 32 đột biến

Các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo về một biến thể mới của virus corona (gây bệnh COVID-19) chứa số lượng đột biến rất cao và có khả năng làm bùng phát các làn sóng dịch bệnh bằng cách lẩn tránh hệ miễn dịch của cơ thể. Trước đó, người đứng đầu công ty công nghệ sinh học BioNTech (Đức), đơn vị đồng phát triển vắc-xin COVID-19 sử dụng công nghệ mRNA cùng với hãng Pfizer (Mỹ), cho biết rằng đến giữa năm 2022, thế giới có thể cần loại vắc-xin COVID-19 mới để đối phó những biến thể mới của virus corona.

(Ảnh minh họa: Tushar Gatre/Shutterstock)

Biến thể mới có tên B.1.1.529, chứa tới 32 đột biến trong protein gai, bộ phận giúp virus corona xâm nhập tế bào con người và đó cũng là mục tiêu mà hầu hết các loại vắc-xin nhắm đến để tạo ra hệ miễn dịch chống lại COVID-19. Các đột biến ở protein gai có thể ảnh hưởng đến khả năng truyền bệnh và lây lan của virus, nhưng cũng khiến các tế bào miễn dịch khó tấn công lại mầm bệnh hơn.

Tiến sĩ Tom Peacock, nhà virus học tại Đại học Hoàng gia London, đã đăng thông tin chi tiết về biến thể mới trên một trang web chia sẻ bộ gen, đồng thời lưu ý rằng “số lượng đột biến vô cùng cao của B.1.1.529 cho thấy nó có thể thực sự đáng lo ngại”. Ông Peacock nhấn mạnh rằng cần phải theo dõi sát sao biến thể này do số lượng đột biến khủng khiếp của nó.

Tiến sĩ Meera Chand, công tác tại Cơ quan An ninh Y tế Anh, cho biết bà sẽ giám sát chặt chẽ biến thể này cùng các cơ quan khoa học trên toàn cầu. Bà nói: “Bản chất của virus là đột biến liên tục và ngẫu nhiên. Không có gì lạ khi xuất hiện một số nhỏ các trường hợp phát sinh và xuất hiện một tập hợp đột biến mới. Bất kỳ biến thể nào có dấu hiệu lây lan cũng đều được theo dõi ngay lập tức”.

Các nhà khoa học sẽ theo dõi biến thể mới để tìm bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy nó đang phát triển và lây lan trên diện rộng. Một số nhà virus học ở Nam Phi đang tỏ ra vô cùng lo lắng khi phát hiện các trường hợp nhiễm biến thể này gia tăng ở khu vực Gauteng.

Tính đến nay, người ta đã phát hiện 10 ca nhiễm biến chủng B.1.1.529 sau khi giải trình tự gien. Trong đó, có 3 trường hợp ở Botswana, 6 ca ở Nam Phi và 1 trường hợp ở Hồng Kông là du khách trở về từ Nam Phi.

Các trường hợp nhiễm biến thể B.1.1.529 đầu tiên đã được ghi nhận ở Botswana vào ngày 11/11. Chỉ 3 ngày sau đó, Nam Phi ghi nhận trường hợp đầu tiên. Ca nhiễm bệnh ở Hồng Kông là một người đàn ông 36 tuổi có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trước khi bay từ Hồng Kông đến Nam Phi. Anh này có kết quả âm tính với virus corona khi trở về Hồng Kông, nhưng lại có dương tính vào ngày 13/11 trong thời gian cách ly.

Ravi Gupta, Giáo sư vi sinh lâm sàng tại Đại học Cambridge, cho hay ông đã phát hiện ra rằng 2 trong số các đột biến trên B.1.1.529 làm tăng khả năng lây nhiễm và giảm khả năng nhận biết kháng thể.

“Nó chắc chắn là một mối lo ngại lớn dựa trên các đột biến hiện tại. Tuy nhiên, một đặc tính phổ biến của virus mà chúng ta chưa biết về B.1.1.529 là khả năng lây nhiễm của nó. Lẩn tránh hệ miễn dịch chỉ là một trong những đặc tính của biến thể này”, ông nói.

Theo The Guardian,

Phan Anh

Xem thêm:

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

9 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

13 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

36 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

2 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 giờ ago