Tham vọng đưa con người lên sao Hỏa của Elon Musk có thể là điều mạo hiểm nhất của nhân loại

Hơn nửa thế kỷ sau khi phi hành gia Neil Armstrong thực hiện bước đi đầu tiên mang tính lịch sử của nhân loại trên Mặt Trăng, một cuộc đua về không gian khác đang ngày càng nóng lên. Lần này, mục tiêu của nhân loại là đặt chân lên sao Hỏa, thậm chí đưa con người lên định cư ở Hành tinh Đỏ theo như tham vọng của tỷ phú Elon Musk.

Tỷ phú Elon Musk. (Ảnh: Paul Sancya/Shutterstock)

Thời gian gần đây, một loạt sứ mệnh thám hiểm Sao Hỏa đã thành công, như chuyến thám hiểm trên tàu Perseverance của NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ) đầu năm 2021, và tàu thăm dò chở robot tự hành Zhurong của Trung Quốc hồi đầu tháng 5/2021. Những thành công này khiến chúng ta phải đặt ra câu hỏi: Khi nào con người có thể lên sao Hỏa?

NASA muốn đưa các phi hành gia của mình lên sao Hỏa vào năm 2030. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hiện đang xúc tiến kế hoạch 100 năm để xây dựng thuộc địa trên sao Hỏa. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng coi sứ mệnh đưa con người lên Hành tinh Đỏ là mục tiêu dài hạn của mình.

Tuy nhiên, người tham vọng nhất là tỷ phú Elon Musk, CEO của SpaceX và Tesla. Ông tin rằng mình có thể đưa con người lên sao Hỏa ngay trong thập kỷ này, cụ thể là vào năm 2026, dẫu cho có rất nhiều nhà khoa học đã cảnh báo về việc có quá nhiều nghi vấn chưa được giải đáp liên quan đến tham vọng này.

Ngay cả Elon Musk cũng phải thừa nhận rằng “nhiều có thể sẽ chết” trong sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa.

Khoảng cách giữa Trái đất và sao Hỏa là quá xa xôi

Các phi hành gia trên tàu Apollo có thể bay lên Mặt Trăng chỉ trong vài ngày, nhưng một chuyến đi đến Hành tinh Đỏ có thể sẽ mất từ 6 đến 9 tháng. Với khoảng cách giữa Trái Đất và Hành tinh Đỏ là từ 56 triệu – 400 triệu km, tùy theo vị trí tương đối của 2 hành tinh. Điều đó làm cho việc thám hiểm đến sao Hỏa trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Phó giáo sư Alice Gorman tại Đại học Flinders cho hay: “Với việc thám hiểm Mặt Trăng, luôn có khả năng giải cứu hoặc tiếp tế từ Trái Đất hay trạm vũ trụ. Nhưng điều đó sẽ không khả thi trong trường hợp của sao Hỏa”.

Sát thủ mang tên Mặt Trời

Một chuyến bay dài sẽ khiến các phi hành gia phải đối mặt với một trong những nỗi kinh hoàng lớn nhất khi du hành vũ trụ: bão Mặt Trời (solar flare). Đây là những vụ nổ mạnh nhất trong hệ Mặt Trời, tương đương với 100 quả bom hydro. Từ trường của Trái Đất có thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ phát ra từ bão Mặt Trời, nhưng các nhà du hành vũ trụ sẽ không thể sống sót được.

Chương trình Apollo của NASA đã không thể giải quyết được vấn đề này. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu của NASA đã tính toán để chương trình được thực hiện trong những ngày mà không xảy ra bão Mặt Trời. Nhưng sẽ là một câu chuyện khác khi các phi hành gia phải đối mặt với một chuyến đi kéo dài vài tháng đến Hành tinh Đỏ.

Hình ảnh bão Mặt Trời (Solar flare). (Ảnh: NASA/Goddard/SDO)

Bão bụi

Bức xạ không phải là mối nguy hiểm duy nhất trên con đường thám hiểm sao Hỏa. Ngay cả khi đã đặt chân lên Hành tinh Đỏ, bầu khí quyển mỏng và không có lá chắn từ trường tương tự như Trái Đất sẽ khiến con người ở tại đây dễ bị ảnh hưởng bởi bức xạ Mặt Trời và bức xạ từ vũ trụ.

Bên cạnh đó, các cơn bão bụi cũng là mối đe dọa nếu con người muốn định cư trên sao Hỏa. Bởi nguồn điện duy nhất đến từ các tấm pin năng lượng Mặt Trời. Khi xảy ra bão bụi, nó giống như màn đêm che phủ bề mặt sao Hỏa trong vòng vài tháng. Các tấm pin năng lượng Mặt Trời sẽ không thể hoạt động được, và chúng ta sẽ không có năng lượng để sưởi ấm trong ban đêm khắc nghiệt của sao Hỏa.

Joseph Michalski, phó giáo sư nghiên cứu khả năng sinh tồn trên sao Hỏa tại Đại học Hong Kong, cho hay rằng khả năng duy nhất đó là con người sống trong các hang động, để ngăn các bức xạ và tránh bão. Nhưng có lẽ chúng ta sẽ không muốn lên Hành tinh Đỏ chỉ để sống trong các hang động.

Thức ăn, nước và oxy

Để có thể tồn tại trên sao Hỏa, dĩ nhiên chúng ta cần phải được cung cấp đầy đủ thức ăn, nước và oxy. Trong bộ phim bom tấn của Hollywood có tên “The Martian”, một phi hành gia (Matt Damon) bị mắc kẹt trên Hành tinh Đỏ đã sống sót bằng cách trồng khoai tây trên mảnh đất Sao Hỏa được trộn bằng phân của chính mình.

Không biết có phải dựa vào bộ phim kể trên hay không, khi mà NASA cũng có một kế hoạch trồng trọt tương tự, chỉ là họ không trồng khoai tây, mà thay vào đó là tảo tuyết, một loại tảo phổ biến ở sa mạc Nevada và những vùng đất có ít chất dinh dưỡng. Tảo không chỉ giúp tạo ra nguồn thức ăn mà nó còn có thể tạo ra oxy. Nghiên cứu này vẫn đang trong giai đoạn đầu.

Thêm vào đó, các nhà khoa học cho biết rằng con người có thể lấy nước từ những lớp băng bên dưới bề mặt của sao Hỏa. Họ cần xác định được vị trí của những hồ băng này, trước khi con người có thể thực sự đặt chân lên Hành tinh Đỏ.

(Ảnh minh họa: NASA)

Quay về Trái Đất từ sao Hỏa

Trừ khi đăng ký một chuyến bay một chiều đến sao Hỏa, chúng ta sẽ cần có một tên lửa để trở về Trái Đất. Phó giáo sư Michalski cho hay rằng việc tìm kiếm nhiên liệu để cung cấp cho tên lửa trên hành trình quay trở về là thách thức công nghệ lớn nhất mà sứ mệnh đưa con người lên sao Hỏa phải đối mặt.

“Chúng ta không thể mang thêm nhiên liệu cho chuyến bay về bởi chúng quá nặng”, phó giáo sư chia sẻ.

Giải pháp duy nhất là tạo ra nguồn nhiên liệu ngay trên sao Hỏa. Chúng ta có thể tách hydro từ nước được tìm thấy ở dưới bề mặt Hành tinh Đỏ, sau đó tạo ra nhiên liệu cho tên lửa để bay trở về.

Rõ ràng sao Hỏa không phải nơi mà chúng ta có thể sinh sống được trong thời điểm hiện tại. Nhưng khi chúng ta phát triển khoa học và công nghệ, câu trả lời có thể sẽ khác sau 50 đến 100 năm nữa”, Giám đốc chương trình Mars 2117 của Trung tâm Vũ trụ Mohammed Bin Rashid của UAE chia sẻ.

Theo Bloomberg,

Phan Anh

Xem thêm:

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

5 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

24 phút ago

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

42 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

2 giờ ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

2 giờ ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

4 giờ ago