Tổng thống Putin thông qua luật tạo mạng nội bộ riêng cho nước Nga

Nước Nga đã tiến một bước gần hơn tới việc tạo ra mạng quốc gia độc lập – ít ra là trên phương diện pháp lý.

(Ảnh: Shutterstock)

Vào ngày 1/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký thông qua luật “internet chủ quyền”, cho phép chính phủ tạo ra mạng intranet (mạng diện rộng) riêng, hoàn toàn tách rời khỏi Internet. Hiện tại, hệ thống mạng này vẫn còn chủ yếu trên lý thuyết, chỉ có một vài chi tiết thực tế được tiết lộ.

Luật mới này yêu cầu các nhà cung cấp internet của Nga dừng kết nối với các máy chủ ở nước ngoài, đồng thời Nga sẽ phải tạo ra một hệ thống cơ sở hạ tầng tên miền quốc gia của riêng mình thì mới có thể duy trì trạng thái online sau khi đoạn tuyệt với internet.

Về mặt ý tưởng, luật mới này là nhằm để bảo vệ Nga khỏi những giới hạn từ nước ngoài, tạo ra thứ điện Kremlin gọi là mạng diện rộng “bền vững, an toàn và đầy đủ chức năng”. Luật mới này sẽ có hiệu lực từ tháng 11/2019.

Theo báo cáo của hãng thông tấn nhà nước của Nga RIA-Novosti, luật này yêu cầu thành lập một trung tâm giám sát và quản lý trực thuộc Roskomnadzor (cơ quan kiểm soát viễn thông của Nga). Cơ quan mới này có trách nhiệm đảm bảo cho truyền thông hoạt động thông suốt trong những trường hợp bất thường. Khi đó, nó cũng có quyền cắt trao đổi băng thông với bên ngoài, tạo ra mạng lưới web thuần túy trong nội bộ nước Nga.

Ngoài ra, thông tin từ các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nhà nước trên mạng cũng sẽ được bảo vệ bằng mã hóa.

Tăng cường kiểm duyệt

Hệ thống Internet của Nga đã phải chịu những quy định hạn chế trong quá khứ, những năm gần đây tình hình kiểm duyệt trong nước lại càng siết chặt hơn. Các nhà hoạt động lo lắng rằng một mạng intranet độc lập sẽ tạo ra một phiên bản khác của Đại tường lửa Trung Quốc để giám sát và kiểm duyệt toàn bộ thông tin ra và vào quốc gia. Một khảo sát của chính phủ cho thấy 52% người Nga không đồng tình với luật mới này.

Tháng 3/2019, các nhà làm luật Nga cũng đưa ra một gói quy định cho phép chính quyền bỏ tù những ai lăng mạ các quan chức chính phủ trên mạng hoặc lan truyền tin giả.

Công nghệ sinh ra ở chính nước Nga cũng chịu áp lực. Điển hình là năm ngoái, ứng dụng nhắn tin Telegram đã bị cấm ở Nga, theo sau là một chiến dịch chặn ứng dụng gắt gao khi nhiều người dùng tìm nhiều cách để vượt qua lệnh cấm của chính phủ.

Trong báo cáo “Tự do trên mạng” năm 2018, Tổ chức Freedom House đã xếp Nga vào loại “không tự do”, liệt kê hàng loạt các chính sách của nước này nhằm giới hạn nội dung trên mạng và ngăn người Nga ẩn danh khi hoạt động online.

Theo CNN, Engadget,
Phong Trần tổng hợp

Published by

Recent Posts

Ông Lê Tùng Vân bị tuyên 3 năm tù trong phiên tòa xử kín

Ông Lê Tùng Vân, 93 tuổi, bị tuyên phạt 3 năm tù vì tội Loạn…

28 phút ago

[VIDEO] ‘Phóng viên nhí’ hỏi, Nhà Trắng trả lời

Tthư ký báo chí Nhà Trắng đã nhận một loạt câu hỏi bất ngờ từ…

3 giờ ago

Các phái đoàn từ hơn 100 quốc gia sẽ tham dự cuộc họp an ninh tại Moskva

Cuộc họp Cao ủy Quốc tế lần thứ 13 về các Vấn đề An ninh…

3 giờ ago

Cổ phiếu rượu giảm mạnh sau khi ĐCS Trung Quốc yêu cầu các quan chức tiết chế chi tiêu tiệc tùng

Cổ phiếu Mao Đài Quý Châu giảm 1,4%; Cổ phiếu Lô Châu Lão Kiện giảm…

3 giờ ago

Làm thế nào để trở thành một ‘thế lực’ tích cực trên thế giới

Sự tích cực, vẻ đẹp và sức mạnh của mỗi cá nhân, sẽ tỏa sáng…

3 giờ ago

Israel phản pháo Anh về việc đình chỉ đàm phán thương mại, bác bỏ ‘áp lực bên ngoài’

Bộ Ngoại giao Israel đã đưa ra một tuyên bố gay gắt sau khi Anh…

3 giờ ago