Great Firewall: Trung Quốc trở thành bạo quyền thông tin toàn cầu thế nào
- Tuyết Mai
- •
Kiểm duyệt Internet tại Trung Quốc nghiêm ngặt hàng đầu thế giới, chế độ kiểm duyệt này là Great Firewall. Nhưng một phần bản báo cáo mới công bố gần đây chỉ ra, trong vài năm qua Trung Quốc đã phát triển hệ thống này ra toàn thế giới, đưa “sức mạnh mềm” của Trung Quốc ảnh hưởng trên thế giới.
Ba thủ đoạn chính của Trung Quốc
Ngày 9/3, Quỹ Quốc gia dân chủ Mỹ (National Endowment for Democracy) đã công khai một phần báo cáo: “Siêu tường lửa: Làm thế nào Trung Quốc trở thành bạo quyền thông tin toàn cầu”. Tác giả báo cáo là Shanthi Kalathil, từng làm việc cho Cơ quan Phát triển Quốc tế và Ngân hàng Thế giới của Mỹ, cũng từng là phóng viên báo Wall Street tại trụ sở Hồng Kông, là người am hiểu về truyền thông mạng.
Theo phân tích của Shanthi Kalathil, Great Firewall của Trung Quốc, dù áp dụng trong nước hay nước ngoài, mục tiêu chính là bảo vệ quyền lực của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Chính phủ Trung Quốc áp dụng ba thủ đoạn chính:
Thứ nhất, lợi dụng báo chí quốc tế. Chính phủ Trung Quốc gây ảnh hưởng và tạo áp lực đối với truyền thông nước ngoài, hàng năm chi khoản tiền lớn nhằm truyên truyền ra nước ngoài, gọi là ủng hộ “thông tin mang tính xây dựng” (dòng chính). Chỉ trong thời gian từ 2009 – 2010, kinh phí mà Trung Quốc dùng tuyên truyền tại nước ngoài lên đến 9 tỷ Đô la Mỹ.
Shanthi Kalathil chỉ ra, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã trở thành một trong những cơ quan thông tin chủ chốt tại nhiều nước Phi châu, không thua gì hãng thông tấn BBC. Thậm chí Trung Quốc còn đưa học sinh châu Phi theo học báo chí đến Đại học Trung Quốc học, cho họ học theo mô hình Trung Quốc.
Thứ hai, lợi dụng mạng Internet toàn cầu. Chính phủ Trung Quốc đề xướng quan điểm chủ quyền Internet, những người Trung Quốc dùng mạng Internet phải chịu kiềm tỏa của Great Firewall. Một mặt, Trung Quốc phát triển công nghiệp mạng Internet khổng lồ của họ trở thành bá chủ thế giới, đồng thời lợi dụng gián điệp Internet tấn công ra nước ngoài. Trung Quốc cũng đào tạo và chuyển vận những công ty khoa học công nghệ Trung Quốc ra nước ngoài, ví như kho tư liệu mà nhiều người trên thế giới sử dụng của weixin Trung Quốc cung cấp, những thông tin riêng tư tài khoản cá nhân người dùng khó đảm bảo an toàn…
Thứ ba, hoạt động tổ chức văn hóa toàn cầu. Một mặt, Trung Quốc phối hợp với hãng phim Hollywood hoặc mua lại những công ty điện ảnh để khống chế nội dung phim ảnh, dùng thị trường điện ảnh khổng lồ của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng đến nội dung phim ảnh của Hollywood; mặt khác là tổ chức các ngày kỷ niệm, hoạt động thể thao, văn hóa và trường dạy ngôn ngữ (như viện Khổng Tử). Shanthi Kalathil ví dụ kịch bản phim Red Dawn năm 2012, ban đầu được viết theo nội dung là Giải phóng quân Trung Quốc xâm lược Mỹ, nhưng sau khi phim quay xong, công ty điện ảnh duyệt lại và sửa nhân tố Trung Quốc thành nhân tố Triều Tiên. Ngoài ra còn có phim The Martian và Gravity đã để cho Chính phủ Trung Quốc vào vai “chính diện, nhân từ”. Nguyên nhân vì nếu phim có hình ảnh tiêu cực về Chính phủ Trung Quốc thì không thể vào được thị trường Trung Quốc, thậm chí nếu phim có nội dung tích cực cho quân Mỹ cũng có thể bị loại khỏi thị trường Trung Quốc.
Shanthi Kalathil cho biết, tổng hợp nhiều thủ đoạn của Chính phủ Trung Quốc cho thấy sức ảnh hưởng mạnh chưa từng thấy của Trung Quốc. Trung Quốc đang thay đổi môi trường sinh thái thông tin toàn cầu, hiện đã gặt hái nhiều thành công.
Ảnh hưởng nhiều cơ quan truyền thông quốc tế?
Báo cáo liên quan đến Great Firewall Trung Quốc có nhắc đến Chính phủ Trung Quốc thực hiện chiến lược tuyên truyền gây ảnh hưởng trên nhiều phương diện khác nhau, trước tiên là tuyên truyền về môi trường quốc tế thân thiện tại Trung Quốc, thứ nữa là làm cho dư luận quốc tế đồng tình với mục tiêu chiến lược của Trung Quốc, đặc biệt trong các vấn đề như Hồng Kông, Đài Loan, Tây Tạng, tôn giáo, Pháp Luân Công.
Vấn đề mở rộng bành trướng tại Biển Đông của Trung Quốc trong vài năm qua đã gây bất bình trên toàn thế giới, nhưng nhiều hãng truyền thông lớn quốc tế như The New York Times, Washington Post lại ủng hộ lập trường của Trung Quốc, cho rằng Biển Đông là của Trung Quốc, người Mỹ không nên xen vào. Qua những tranh luận trong sự kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi đắc cử gọi điện cho Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho thấy, rất nhiều người Mỹ và hãng truyền thông không hiểu gì về vấn đề Đài Loan, nhiều người vẫn cứ nghĩ Đài Loan là một phần của Trung Quốc.
Có muốn “tẩy não” công chúng Mỹ?
Nhưng tác giả báo cáo cho rằng, đây chỉ là một phần chiến lược gây ảnh hưởng của Trung Quốc. Theo cách nghĩ của ông, Trung Quốc cũng không quá chú trọng gây ảnh hưởng đến quan điểm của công chúng Mỹ, họ chỉ nhằm vào bảo đảm lợi ích không quay lưng với Trung Quốc.
Ngành công nghiệp Internet hùng mạnh và thị trường rộng lớn của Trung Quốc cũng chi phối mạnh các công ty công nghệ nước ngoài. Những công ty không nghe theo Chính phủ Trung Quốc hoặc làm cho Chính phủ Trung Quốc lo lắng sẽ bị gây cản trở. Một mặt Trung Quốc tìm mọi cách gây khó khăn đối với những công ty nước ngoài này, mặt khác gây dựng sản phẩm tương tự của công ty Trung Quốc, tiêu biểu như tại Trung Quốc Google bị Baidu thay thế, Twitter bị Weixin thay thế. Cuối cùng công ty Google phải chọn cách rời khỏi Trung Quốc, còn Twitter hiện vẫn bị cấm.
Bà Rebecca MacKinnon, Chủ nhiệm “Dự án bản quyền số” của New America từng là phóng viên của CNN trú tại Bắc Kinh, là người rất am hiểu các thủ đoạn kiểm soát của Trung Quốc. Bà chia sẻ trên VOA:
“Tôi lấy ví dụ như Google, tôi nghĩ những gì họ làm là rất đáng khen ngợi, vì họ quan tâm đến khách hàng trên toàn cầu, nếu họ nhượng bộ Trung Quốc thì mọi người sẽ không còn tin tưởng họ. Vì thế họ sẵn sàng chịu thiệt hại trước mắt, vì dĩ nhiên họ phải nghĩ cho lâu dài. Nhưng không phải công ty nào cũng có thể làm được như thế, tôi nghĩ nhiều công ty không có nguyên tắc nền tảng nên rất khó giữ được lập trường trước áp lực thị trường. Hoặc không thể quyết định rời bỏ thị trường Trung Quốc. Tôi từng làm cho CNN, khi đó CNN trực thuộc Time Warner, sau chuyển cho America Online. Chính phủ Trung Quốc đã từng xử phạt Time Warner và America Online vì những việc mà CNN làm. Tôi nghĩ sự rõ ràng là rất quan trọng. Công ty cần công khai rõ ràng yêu cầu mà họ nhận được như thế nào, các nguồn gốc tài chính của họ. Tôi nghĩ sự rõ ràng trong một số vấn đề cơ bản là rất cần thiết”.
Theo bà Rebecca MacKinnon, Mỹ là quốc gia dân chủ, vì thế khó có thể thẳng thừng cấm cản doanh nghiệp tư nhân hoạt động giống như Chính phủ Trung Quốc làm, vì thế doanh nghiệp phải công khai hóa vấn đề có bị Chính phủ Trung Quốc gây sức ép hay không, đã thỏa hiệp những gì, có nhận tiền vốn của Trung Quốc không… Chỉ có như thế thì doanh nghiệp làm ăn với Trung Quốc mới có thể mang lại niềm tin cho nhà đầu tư cũng như người tiêu dùng.
Tuyết Mai
Xem thêm:
Từ khóa Tường lửa google Baidu Twitter Internet Great Firewall