Trung Quốc khánh thành 2km đường cao tốc năng lượng mặt trời

Chúng ta đã quen thuộc với hình ảnh các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà hay trên phương tiện giao thông. Gần đây người ta đã đi đến một ý tưởng táo bạo hơn, đó là biến mặt đường cao tốc thành pin mặt trời. Trung Quốc là một trong các nước bắt đầu thử nghiệm ý tưởng này.

(ảnh: Xinhua)

Đầu tháng 12/2017 ở Tế Nam, chính quyền đã cấp phép cho xây một đoạn đường dài 2km (theo China Daily) như vậy với 3 lớp: lớp cách điện ở dưới, lớp quang điện ở giữa, và lớp bảo vệ “bê tông trong suốt” ở trên cùng. Theo tác giả Echo Huang trên qz.com, tổng diện tích thu ánh sáng là 5875 m2, có thể tạo ra 1 triệu KWH điện trong 1 năm. Lượng điện năng này sẽ được dùng để chiếu sáng đường và chạy hệ thống làm tan tuyết.

Điều gì đã khiến họ đi đến ý tưởng này? Để có được lượng điện năng đủ lớn, chúng ta phải có diện tích pin mặt trời đủ rộng, nhưng lại khó tìm được diện tích tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đủ rộng, do vậy người ta nghĩ tới việc gắn pin mặt trời dọc hai bên đường rồi tiến tới ý tưởng biến toàn bộ mặt đường thành pin mặt trời. Cách làm như vậy có những ưu điểm khá nổi bật, nhưng cũng kèm theo những nhược điểm khó khắc phục.

Ưu điểm nổi bật nhất là khắc phục được vấn đề truyền tải điện. Nếu biến nền đường thành pin mặt trời thì có thể cung cấp điện cho các hộ ven đường. Ví dụ, theo trang web howstuffworks, một tấm vuông 3,7 x 3,7m có thể cung cấp 7,6 KWH mỗi ngày, thì một dặm đường (1,6 km) có thể cung cấp điện cho 500 hộ. Nếu ở trên đường cao tốc, chúng ta có thể đặt các trạm sạc điện ven đường để các phương tiện chạy bằng điện có thể sạc khi cần thiết. Cách bố trí như vậy không cần dây điện đường dài để dẫn điện từ nhà máy điện về.

>> Pháp khánh thành con đường năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới

(ảnh: ChinaDaily)

Tuy vậy, hệ thống này cũng có nhiều nhược điểm. Thứ nhất, vật liệu phải đủ cứng để chống chọi với sức nặng và lực rung của xe khách và xe tải chạy trên đường. Ngoài ra ánh sáng mặt trời phải xuyên qua lớp bùn đất, bụi bặm bám trên đường để xuống được tới lớp quang điện, khiến hiệu suất giảm xuống. Đặc biệt, vào những ngày ảm đạm hoặc vào mùa đông thì hiệu suất còn giảm xuống thêm nữa. Hệ thống tương tự như thế này lắp đặt ở Hà Lan trước đây cho thấy nó chỉ tạo ra được lượng điện chỉ bằng 30% so với hệ thống tấm pin mặt trời lắp trên các mái nhà.

Một nhược điểm khác là giá cả. Loại pin kiểu này tốn 3000 nhân dân tệ cho 1 m2, tương đương với 458 USD, tức hơn 10 triệu VND, đắt hơn đường bình thường rất nhiều. Ngoài ra chi phí khi sửa chữa những đoạn đường bị hỏng cũng rất đắt vì nó còn liên quan đến hệ thống dẫn điện của pin, chưa kể tới việc rất ít công nhân có thể sửa được loại đường này.

Giới công nghệ trên thế giới hiện còn đang đặt ra câu hỏi liệu Trung Quốc có thể thực sự thành công trong dự án này hay không vì họ đã khá “nổi tiếng” với những dự án về cơ sở hạ tầng hướng đến phát triển bền vững – nghe đình đám lúc đầu nhưng lại kết thúc trong thất vọng, ví dụ như dự án về xe buýt khổng lồ.

Thành Đô tổng hợp

Xem thêm:

Thành Đô

Published by
Thành Đô

Recent Posts

Bầu cử Mỹ 2024: Những vấn đề sáng rõ và ẩn số còn trong bóng tối

TS. Hà Thanh Liên đã có những nhận định mới trước thềm bầu cử Tổng…

9 phút ago

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tuyên án vụ 7 thanh tra giao thông nhận hối lộ

Nhiều chủ xe khai bị các bị cáo là Thanh tra giao thông chặn đường…

45 phút ago

Thủy triều lớn xuất hiện ở nhiều nơi tại Trung Quốc [VIDEO]

Ngày 21/10, nhiều tỉnh thành của Trung Quốc như Thiên Tân, Giang Tô, Phúc Kiến,…

46 phút ago

Luật sư nhân quyền David Matas kiên trì vạch trần nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc

Bộ phim tài liệu “Thợ săn công lý” tập trung vào cuộc điều tra của…

2 giờ ago

[VIDEO] Chính phủ kiến nghị năm 2025 chưa tăng lương hưu, lương công chức

Chính phủ kiến nghị chưa tăng lương hưu, công chức, trợ cấp xã hội năm…

2 giờ ago

Huyện miền núi Thanh Hóa tiếp tục sạt lở, núi đất sau một trường tiểu học sạt dài 70m

Khoảng 200 người dân hai bản, cùng 185 cháu học sinh, 16 giáo viên của…

2 giờ ago