Như đã phân tích trong phần 2, game có tới 8 cơ chế gây nghiện. Nếu game dễ gây nghiện như vậy thì chúng đang truyền đạt cho ta điều gì? Nội dung game hiện nay nhắm thẳng vào những cảm xúc, bản năng của con người như giới tính, sở hữu, tiêu thụ, bạo lực, kiểm soát, bành trướng…
Mô típ game kinh điển là giải cứu công chúa. Từ đó hình thành quan niệm coi nhân vật nữ là mục tiêu để theo đuổi và chiếm hữu. Nhân vật này thường được thiết kế nữ tính, yếu đuối và hấp dẫn. Qua các chi tiết về trang phục, tính cách và biểu hiện trong quá trình tương tác, người chơi dần cảm thấy yêu thích nhân vật đó hơn.
Sự kết nối tình cảm giữa nhân vật ảo và người chơi ngày càng mạnh mẽ và khó dứt bỏ. Ngày nay, theo sự thay đổi của trào lưu, nhân vật nữ được miêu tả cá tính, gợi cảm và mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, về bản chất thì vai trò của chúng trong game vẫn không thay đổi, chính là gắn kết cảm xúc với người chơi.
Vấn đề thường gặp trong game là bạo lực. Nhìn chung, bạo lực là cách đơn giản nhất để giải quyết vấn đề trong game. Đối với game thủ, bạo lực chỉ là hình thức xả stress vô hại. Tuy nhiên, ngày nay nhiều yếu tố bạo lực đã trở nên đáng lo ngại.
Cảnh bạo lực được mô tả sống động và chân thực
Ngày xưa, hình ảnh bắn giết được mô tả rất chung chung và đơn giản. Ví dụ, Mario tiêu diệt quái vật bằng cách nhảy lên đầu chúng. Ngày nay, với sự phát triển của đồ họa, game nhập vai và bắn súng có khuynh hướng mô tả hành vi bạo lực chi tiết và rõ ràng hơn. Thậm chí, nhiều hình thức giết người khác nhau sẽ có mức độ điểm thưởng khác nhau. Nghĩa là cơ chế game khuyến khích người chơi giết nhiều người hơn, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau hơn, để đạt nhiều điểm hơn!
Bình thường hóa bạo lực
Đến nay, bạo lực trở thành một gia vị không thể thiếu trong game. Từ game mobile nhẹ nhàng Angry Birds, Clash of Clan cho đến các game hành động hạng nặng như CoD, GTA… yếu tố bạo lực tràn ngập và dần được bình thường hóa. Từ đó, khái niệm bạo lực trong game trở thành yếu tố được chấp nhận rộng rãi và không bị lên án.
Cụ thể, Call of Duty (CoD) có cảnh tàn sát dân thường ở sân bay, Manhunt mô tả các hình thức giết người ran mợ, GTA cho phép giết người giữa ban ngày, cướp xe máy hoặc chống đối cảnh sát. Qua những tựa game này, ta thấy mức độ bạo lực trong game ngày càng cao. Game thời đầu mô tả bạo lực rất hạn chế và dè chừng. Ngày nay, chúng được miêu tả chân thực và trắng trợn hơn.
Hiện nay, game càng miêu tả cảnh “thịt rơi máu chảy” hoặc cơ thể tan nát… thì càng tạo ra nhiều phấn khích. Điều này khiến người chơi dần lãnh cảm và bàng quan trước nội dung bạo lực.
Thậm chí, game CoD và GTA còn lồng vào những cảnh tra tấn. Đây không phải là đoạn phim cắt cảnh (cutscene) mà chính người chơi phải thực hiện quyết định tra tấn. Đây là cơ chế tương tác nhà thiết kế đưa vào, buộc người chơi phải chủ đích ra lệnh tra tấn mới được chơi tiếp. Việc này biến họ thành đồng lõa với hành vi khủng bố kia, khiến người chơi cảm thấy bạo lực là bình thường và đồng hóa quan niệm của họ với mức độ bạo lực đó.
Ngày nay, ngoài yếu tố bạo lực, trong game còn chứa rất nhiều nội dung gây tranh cãi, làm băng hoại chuẩn mực đạo đức và văn hóa con người.
Dòng game God of War (GoW) nổi tiếng vì những cảnh chém giết man rợ được miêu tả chân thật. Tuy nhiên, vấn đề đáng nói chính là cốt truyện game. Xuyên suốt gameplay, nhân vật chính có tên Kratos đi tàn sát những vị thần Hy Lạp bằng những hình thức dã man nhất để trả thù. Cuối cùng, hắn hạ sát được Zeus, chính là cha ruột của mình rồi tự sát!
Toàn bộ nội dung game mô tả sự thù hận cùng cực của nhân vật chính đối với các vị Thần. Thông qua việc điều khiển nhân vật, người chơi cũng trở nên đồng cảm với tâm thái này. Từ đó, họ bị thuyết phục rằng bạo lực là giải pháp hợp lý nhất để giải tỏa các ức chế tâm lý, dẫn đến cảm giác hả hê và thỏa mãn khi chứng kiến và thực hiện hành vi bạo lực.
Ngạc nhiên thay, một tựa game tàn bạo như vậy lại đứng đầu doanh thu của hệ game PS 2 năm 2007. Điều này cảnh báo về quan niệm đạo đức và thị hiếu của phần lớn giới trẻ. Đến nay, dù đã tự sát, nhưng nhân vật đó vẫn chưa chết (?!) và đang tiếp tục tàn sát ở phần 5.
Được coi là God of War phiên bản Nhật, game Asura’s Wrath có nội dung tương tự. Nghiêm trọng hơn, trùm cuối trong game lấy hình tượng là một vị Phật. Nhân vật này được miêu tả là một kẻ tà ác và cuối cùng bị tiêu diệt. Game này đến nay bán được 180.000 bản. Vấn đề đáng nói ở đây vẫn là thị hiếu của người dùng. Vì sao xã hội có thể chấp nhận game có nội dung phỉ báng Thần, Phật đến mức độ trắng trợn như vậy?
Mohamed Merah, 23 tuổi, đã thực hiện nhiều vụ tấn công bằng súng vào tháng 3/2012 nhắm vào binh lính Pháp và sau đó là trẻ em và giáo viên ở một trường Do Thái ở thành phố Montauban và Loulouse của nước Pháp. Hắn đã giết chết 7 người và làm bị thương 5 người.
Vợ hắn cho biết, Mohamed đã chơi Call of Duty rất nhiều trước khi tiến hành xả súng ngoài đời thật.
Hay vụ xả súng và giết hại 27 người ở trường tiểu học Sandy Hook vào ngày 14/12/2012 do cậu thanh niên Adam Lanza 20 tuổi thực hiện. Theo lời kể của người thợ sửa ống nước cho gia đình Lanza, tay súng trẻ này “bị ám ảnh” bởi vũ khí và trò chơi Call of Duty. Cậu thường dành “nhiều giờ” trong tầng hầm gia đình để chơi trò này.
Tư tưởng quyết định hành vi của con người. Những ý nghĩ có thể thoáng qua rất nhanh, nhưng nếu ngày nào bạn cũng lặp lại ý nghĩ đó, nó sẽ trở thành quan niệm, thói quen, thậm chí tính cách; và quay trở lại quyết định hành vi của bạn.
Cần nhìn nhận ra rằng game là một loại văn hóa phẩm, mà khi tiêu thụ, sẽ có những ảnh hưởng nhất định lên nhận thức và hành vi của người chơi.
Thanh Sơn tổng hợp
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…