Vì sao vắc-xin COVID-19 không có hiệu quả lâu dài?

Khác với các loại vắc-xin dùng để ngăn ngừa một số căn bệnh như sởi, bạch hầu, uốn ván, hiệu quả bảo vệ của vắc-xin COVID-19 sụt giảm chỉ sau một thời gian ngắn tiêm chủng.

(Ảnh minh họa: siam.pukkato/Shutterstock)

Vắc-xin thủy đậu duy trì hiệu quả từ 10-20 năm, trong khi vắc-xin uốn ván là trong 10 năm, thậm chí lâu hơn. Tuy nhiên, các loại vắc-xin COVID-19 dường như không duy trì được hiệu quả trong khoảng thời gian dài như vậy.

Giới chức trách Mỹ hiện đang cân nhắc việc cho phép tiêm liều vắc-xin bổ sung cho người lớn chỉ trong 6 tháng sau khi họ tiêm liều đầu tiên.

Nhiệm vụ của vắc-xin là giúp bảo vệ con người trước nguy cơ lây nhiễm tự nhiên, chứ không phải giảm nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong.

“Một loại vắc-xin thật sự tốt sẽ làm được điều trên, bảo vệ con người không mắc bệnh ngay cả khi tiếp xúc với virus. Nhưng không phải mọi vắc-xin đều lý tưởng”, Rustom Antia, giáo sư sinh vật học nghiên cứu về phản ứng miễn dịch tại Đại học Emory, cho biết.

Hiệu quả của vắc-xin sẽ phụ thuộc mức độ phản ứng miễn dịch mà vắc-xin tạo ra, tốc độ mà kháng thể phân hủy, khả năng virus đột biến và vị trí mà virus lây nhiễm.

Ngưỡng bảo vệ (threshold of protection) là mức độ miễn dịch mà ở đó con người sẽ không mắc bệnh khi tiếp xúc với virus. Ngưỡng này sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại virus mà con người phải đối mặt.

“Về cơ bản, điều cần quan tâm là nồng độ kháng thể và kháng thể trung hòa được tạo ra trong máu [theo đơn vị kháng thể/ml máu]”, Mark Slifka, giáo sư Đại học Y khoa Oregon, nói.

Với bệnh uốn ván, ngưỡng bảo vệ là 0,01 đơn vị kháng thể/ml máu, được xác nhận vào năm 1942.

Với bệnh sởi, ngưỡng bảo vệ là 0,02 đơn vị kháng thể/ml máu, được ghi nhận vào năm 1985.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy hiệu quả của các loại vắc-xin COVID-19 giảm dần qua thời gian.

Hiệu quả của vắc-xin là sự kết hợp giữa mức độ phản ứng của cơ thể với vắc-xin và tốc độ phân hủy của kháng thể, từ đó nhận định phản ứng miễn dịch có bền vững hay không.

Với bệnh sởi, kháng thể phân hủy một cách chậm chạp. Trong khi đó, kháng thể chống uốn ván phân hủy nhanh hơn, nhưng do vắc-xin khiến cơ thể tạo ra lượng kháng thể nhiều hơn so với mức cần thiết, qua đó bù đắp cho sự phân hủy.

“Chúng ta gặp may với sởi, uốn ván và bạch hầu bởi chúng ta đã xác định được ngưỡng bảo vệ. Khi theo dõi sự suy giảm của kháng thể qua thời gian, nếu chúng ta biết ngưỡng bảo vệ, chúng ta có thể tính toán thời gian miễn dịch còn lại. Nhưng với COVID-19, chúng ta chưa biết được điều này”, giáo sư Slifka nói.

Trong lịch sử, các loại vắc-xin hiệu quả nhất sử dụng virus nhân bản, giúp tạo ra hệ miễn dịch có hiệu quả dài lâu. Công nghệ này được áp dụng trên vắc-xin phòng bệnh thủy đậu và sởi. Các loại vắc-xin dựa vào protein hoặc không sử dụng virus nhân bản (như uốn ván) không duy trì thời gian bảo vệ lâu dài.

Các loại vắc-xin COVID-19 của hãng Johnson & Johnson và AstraZeneca sử dụng virus adeno. Vắc-xin của Pfizer và Moderna sử dụng công nghệ mRNA.

Virus corona có khả năng đột biến, “lẩn tránh” hệ miễn dịch của cơ thể, khiến việc phòng ngừa bằng vắc-xin càng khó hơn, trong khi uốn ván, sởi, thủy đậu, rubella hầu như không đột biến. Nhưng tính đến nay, virus corona gây ra COVID-19 đã có ít nhất 8 biến thể với nhiều đột biến khác nhau.

Đột biến khiến nhiệm vụ phòng ngừa của vắc-xin trở nên phức tạp hơn, bởi nó sẽ phải nhắm tới nhiều mục tiêu đồng thời theo thời gian.

“Với bệnh cúm, chúng ta điều chỉnh vắc-xin mỗi năm bằng cách tạo ra vắc-xin phù hợp nhất với chủng cúm mới”, ông Slifka cho biết.

Nhưng cũng tương tự như COVID-19, các loại vắc-xin cúm mùa chỉ mang lại sự bảo vệ cho cơ thể người trong khoảng 6 tháng.

Một số người hy vọng có thể đánh bại COVID-19 bằng miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, theo giáo sư Antia, cách mà virus corona xâm nhập cơ thể người khiến miễn dịch cộng đồng khó thành công.

“Vắc-xin nhiều khả năng không tạo ra miễn dịch cộng đồng tồn tại trong thời gian dài trước các loại bệnh qua đường hô hấp. Miễn dịch cộng đồng chỉ duy trì trong khoảng thời gian ngắn. Nó phụ thuộc vào tốc độ biến đổi của virus và tốc độ suy yếu của hệ miễn dịch”, ông Antia cho biết.

Một phần nguyên nhân giải thích cho điều này là bởi virus corona nhân bản ở nhiều vị trí khi xâm nhập vào cơ thể người. Các loại vắc-xin giúp ngăn chặn virus phát triển ở phổi, nhưng không thể loại bỏ virus nằm tại vùng mũi, do tại khu vực này không có nhiều sự tuần hoàn máu giúp luân chuyển kháng thể.

Theo WSJ,

Phan Anh

Xem thêm:

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…

26 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

10 giờ ago