Trong ngăn chặn đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), ban đầu Brazil phụ thuộc rất nhiều vào vắc-xin Sinovac của Trung Quốc nhưng hiện đã ngừng và chuyển sang mua vắc-xin sản xuất tại Mỹ.
Trước đây, Brazil là khách hàng chính mua vắc-xin của Trung Quốc và là ví dụ thành công trong quá khứ của Bắc Kinh về ngoại giao vắc-xin. Nhưng khi thế giới ngày càng lo lắng về hiệu quả của vắc-xin COVID-19 đối với biến thể Delta và cũng trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các loại vắc-xin khác, thì Brazil đã từ bỏ dùng vắc-xin sản xuất tại Trung Quốc.
Tờ Wall Street Journal hôm thứ Bảy (11/9) đưa tin, Chính phủ Brazil và người phát ngôn của Viện Butantan là nơi cung cấp vắc-xin Sinovac ở Brazil cho biết, Chính phủ Brazil đã ngừng đàm phán để mua thêm vắc-xin Sinovac của Trung Quốc. Chính phủ Brazil cũng tuyên bố rằng họ sẽ không khuyến nghị sử dụng vắc-xin Sinovac làm mũi tiêm thứ ba.
Giống như Brazil, một số nước Mỹ Latin khác và các nước Đông Nam Á đã giảm phụ thuộc vào vắc-xin sản xuất tại Trung Quốc và bắt đầu chuyển sang sử dụng vắc-xin được sản xuất tại Mỹ như một lựa chọn ưu tiên tiếp theo. Điều này cũng liên quan đến tình hình tiêm chủng trong nước ở Mỹ chậm lại, cũng giải phóng nguồn cung vắc-xin ở nước ngoài của Pfizer và Modena.
Theo dữ liệu từ chính phủ Brazil, trong hai tháng đầu tiên năm nay khi Brazil bắt đầu tiêm chủng thì đã dùng đến 80% vắc-xin Trung Quốc, nhưng tỷ lệ này hiện tại là dưới 35%, điều này cũng liên quan đến sự gia tăng số lượng vắc xin Oxford-AstraZeneca ở Brazil.
Cho đến nay, Brazil đã mua 100 triệu liều vắc-xin Sinovac và gần như đã được bàn giao tất cả. Tiêm chủng tại Brazil đạt được khoảng 2/3 số người đã tiêm một mũi và hơn 1/3 số người đã tiêm hai mũi.
Người phát ngôn của Chính phủ Brazil đã thông báo rằng Chính phủ Brazil hiện đã ngừng thảo luận về việc có nên mua thêm 30 triệu liều vắc-xin của Trung Quốc hay không, đây là khuyến nghị của Cơ quan Y tế Brazil vào tháng trước.
Bộ trưởng Y tế Brazil Marcelo Queiroga cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào tuần trước rằng chính phủ không còn khuyến nghị sử dụng vắc-xin Sinovac như một liều tiêm tăng cường, thay vào đó họ khuyến nghị sử dụng vắc-xin Pfizer.
Viện Butantan, nơi cung cấp vắc-xin Sinovac ở Brazil, cũng xác nhận rằng các cuộc đàm phán mua sắm không có tiến triển và không có thỏa thuận nào được ký kết.
Có thông tin cho rằng Viện Butantan đang xây dựng một nhà máy ở ngoại ô São Paulo để sản xuất vắc-xin Trung Quốc và bán chúng trên khắp châu Mỹ Latin, nhưng nguồn tin thân cận với hoạt động của Viện tiết lộ rằng do nhu cầu về vắc-xin của Trung Quốc giảm nên Viện Butantan đang tìm kiếm các sản phẩm thay thế để sản xuất tại nhà máy, sẽ hoàn thành trong vài tháng tới.
Trước tình trạng lây lan mạnh mẽ của biến thể Delta, giới chuyên gia dịch tễ học và một số nghiên cứu cho thấy lo ngại về việc có tiếp tục sử dụng vắc-xin Sinovac hay không.
Đầu năm nay Sinovac trở thành loại vắc-xin duy nhất được sử dụng rộng rãi ở Brazil và được ưu tiên cho các nhân viên y tế và người cao tuổi. Theo giai đoạn thử nghiệm cuối cùng được tiến hành ở Brazil vào năm ngoái, vắc-xin Sinovac có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa tử vong, nhưng nó là một trong những loại vắc-xin kém hiệu quả nhất trong việc ngăn ngừa trường hợp nhiễm không triệu chứng khi tỷ lệ hiệu quả chỉ có 50,4%.
Nhiều chuyên gia dịch tễ học nói rằng điều này khiến các nước gặp khó khăn trong việc giảm tổng số ca bệnh được xác nhận nhằm kiểm soát sự lây lan của đại dịch.
Một nghiên cứu của Viện Y tế Toàn cầu Barcelona ((ISGlobal) tại Tây Ban Nha) và Quỹ Oswaldo Cruz ở Brazil vào năm nay cho thấy, hiệu quả của vắc-xin Sinovac đối với người cao tuổi rất hạn chế, chỉ có 28% hiệu quả đối với những người trên 80 tuổi. Nghiên cứu này chưa được đánh giá đồng cấp.
Đối với nhiều nước không có khả năng nhanh chóng có được vắc-xin sản xuất ở phương Tây, trong bối cảnh không thể có được nguồn vắc-xin nào khác thì việc mua vắc-xin của Trung Quốc là điều cần thiết. Nhưng bây giờ tình hình đã thay đổi.
Ông Carla Domingues từng là người phục trách chính Chương trình Tiêm chủng Quốc gia của Brazil cho biết: “Mua loại vắc-xin này là vô nghĩa… hiệu quả của nó đối với người cao tuổi là rất thấp, tốt nhất là nên mua loại vắc-xin khác”.
Lý Duyên, Epoch Times
Xem thêm:
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…