Tập đoàn SYRE, công ty con của Tập đoàn may mặc H&M dự kiến đầu tư xây dựng tổ hợp tái chế vải polyester tại Bình Định, với số vốn dự kiến 1 tỷ USD.
Chiều ngày 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bà Susanna Campbell, Chủ tịch Tập đoàn SYRE (Thụy Điển) và Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Johan Ndisi.
Tại buổi làm việc, bà Susanna Campbell, Chủ tịch Tập đoàn SYRE cho biết doanh nghiệp dự kiến đầu tư tổ hợp tái chế vải polyester tại Bình Định với công suất thiết kế lên tới 250.000 tấn/năm, tổng vốn khoảng 1 tỷ USD tại Việt Nam.
Dự án dự kiến đi vào vận hành vào cuối năm 2028, hướng tới đưa Việt Nam trở thành trung tâm toàn cầu đầu tiên về dệt may tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn Mỹ và EU.
Syre là một liên doanh giữa H & M Group, một thương hiệu thời trang nổi tiếng trên toàn cầu từ Thụy Điển và Vargas, một công ty đầu tư công nghệ Thụy Điển.
Doanh nghiệp cho biết muốn lựa chọn Việt Nam làm địa điểm đầu tư chiến lược do Việt Nam đang phát triển mạnh về năng lượng xanh, cũng có ngành dệt may mạnh. Tập đoàn cam kết sử dụng nhiều nhất nguyên liệu từ Việt Nam, tăng cường chuỗi cung ứng và sản xuất tại Việt Nam.
Hoan nghênh kế hoạch đầu tư của tập đoàn SYRE, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định dự án phù hợp với định hướng của Việt Nam trong đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng để thích ứng với những biến động mới của thế giới.
Ông Chính gọi đó là một lựa chọn khôn ngoan bởi môi trường kinh doanh thuận lợi của địa phương, tiềm năng lớn để phát triển năng lượng sạch và cơ sở hạ tầng phát triển tốt, bao gồm sân bay và cảng biển sâu.
Dự án này rất có ý nghĩa đối với Việt Nam vì nước này đang theo đuổi sự phát triển nhanh chóng nhưng xanh và bền vững, nhắm mục tiêu tốc độ tăng trưởng ít nhất 8% trong năm nay và tỷ lệ hai con số trong những năm tiếp theo, dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới và Chuyển đổi số, ông nói.
Đề xuất đầu tư của tập đoàn Thụy Điển diễn ra trong một thời kỳ rất quan trọng đối với Việt Nam và ngành dệt may.
Thuế quan của Hoa Kỳ đang dựng một rào cản cao đối với chuỗi cung ứng sản phẩm may mặc của Trung Quốc, hiện đang chiếm thị phần số 1 tại Hoa Kỳ. Đây chính là cơ hội để hàng Việt bứt phá.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng lo ngại bị Mỹ áp thuế do nguyên liệu hiên nay chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu trong nước, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu mới có thể giúp Dệt may Việt Nam phát triển bền vững trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thuế quan tác động trực tiếp tới môi trường thu hút đầu tư, ảnh hưởng…
Quân đội Trung Quốc đã đến Việt Nam vào trưa 25/4, cùng quân đội Lào,…
Sự đồng hành trong đời sống tâm linh cùng niềm tin rằng hôn nhân là…
Theo hãng tin Reuters, Bộ Thương mại Trung Quốc đang tập hợp các mặt hàng…
CNN vừa công bố hình ảnh bức chân dung mà Tổng thống Nga Vladimir Putin…
Nghiên cứu cho thấy các chuyến tham quan thực tế có thể cải thiện điểm…