Categories: Kinh Tế

Doanh nghiệp gặp khó khi chuyển sang xuất khẩu bằng đường biển

Trong bối cảnh cửa khẩu phía Bắc dự kiến đến sau Tết Nguyên Đán vẫn chưa hết ùn tắc, các doanh nghiệp muốn chuyển sang vận tải bằng đường biển. Tuy nhiên, khó khăn mà các doanh nghiệp hiện nay phải đối diện là rất lớn.

Một cảng tàu ở Thượng Hải (Trung Quốc) (Ảnh: Patrick Foto/Shutterstock)

Tại diễn đàn kết nối nông sản sáng ngày 6/1, ông Nguyễn Khắc Huy – Giám đốc Công ty Hoàng Phát Fruit cho biết với doanh nghiệp của ông, trước đây khi đường bộ Trung Quốc không ổn phải đổ về đường cảng thì giá cước khoảng 60-70 triệu đồng/container, hiện nay tình hình thiếu vỏ container nghiêm trọng, giá cước tăng lên đến 200 triệu đồng/container.

Ông Huy nhận định tình trạng đầu cơ vỏ container là một trong những nguyên nhân khiến mức giá bị đẩy cao gấp 3 lần như trên.

Đồng quan điểm, ông Phạm Ngọc Thành – Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO) cho rằng giá cước vận tải tăng rất cao cộng tình trạng khan hiếm container đang khiến việc xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó khăn.

Ông Thành nói: “Trước đây, ví dụ như đi châu Âu, 1 công [container] hàng chỉ rơi vào khoảng 30-40 triệu nhưng đến thời điểm hiện nay lên đến hơn 200 triệu, tăng lên gần gấp 10 lần nên đây là một trong những khó khăn.

Vấn đề thứ hai khó khăn là liên quan đến vỏ công. Hiện nay chúng tôi tìm vỏ công, đặc biệt là vỏ công lạnh rất là khó khăn, bởi vì tình trạng chung là các container hiện đang nằm ở cảng của Mỹ, của châu Âu rất nhiều, do COVID nên lực lượng luân chuyển hàng rất yếu. Các hãng tàu hiện nay ưu tiên xuất đi các nước xa, cước lớn, vậy nên các công hàng để xuất sang Trung Quốc cũng khó khăn”. 

Để hoạt động xuất khẩu được phát triển lâu dài, ông Mai Xuân Thìn – Giám đốc Công ty Rồng Đỏ cho rằng Việt Nam cần mời đội tàu charter lạnh hoặc đông lạnh (nghĩa là thuê nguyên chuyến tàu chuyên chở container lạnh hoặc đông lạnh). Theo ông điều này vừa có thể phục vụ thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa khi cần thiết.

Theo Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, tổng số phương tiện chờ xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh tính đến 8h ngày 5/1/2022 là 2.299 xe, giảm 162 xe so với ngày 4/1/2022.

Theo BBC Tiếng Việt, ông Stephen Olson, chuyên gia nghiên cứu thương mại cấp cao từ Hinrich Foundation cho hay: “Việt Nam cần chuẩn bị cho sự gián đoạn thương mại [tại cửa khẩu] ít nhất trong 6 tháng tới”.

Chiến lược Zero-COVID (Không COVID) của Trung Quốc được cho là đã khiến hơn 6.200 xe container chở trái cây và các hàng hóa khác ùn tắc tại các cửa khẩu phía Bắc Việt Nam hồi tháng 12.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết: “Tính toán của hiệp hội này cho thấy, với hơn 6.200 xe đang bị tắc tại các cửa khẩu thì thiệt hại có thể lên tới 3.000-4.000 tỷ đồng”, báo Vnexpress đưa tin.

Quang Minh (t/h)

Xem thêm:

Quang Minh

Published by
Quang Minh

Recent Posts

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

12 phút ago

Cà Mau sẽ xây mới và sửa chữa 3.995 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến ngày 2/9/2025 phải xây mới và sửa chữa…

32 phút ago

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

2 giờ ago

Slovakia, Hungary và Serbia thảo luận các biện pháp hạn chế di cư bất hợp pháp

Văn phòng chính phủ Slovakia thông báo các nhà lãnh đạo Slovakia, Hungary và Serbia…

2 giờ ago

Bộ Tư pháp Mỹ đề xuất chặn chuyển dữ liệu nhạy cảm sang Trung Quốc, Nga, Iran

Bộ Tư pháp Mỹ đang đề xuất các quy định mới sẽ hạn chế khả…

2 giờ ago

4 dưỡng chất thiết yếu giúp tăng sức mạnh não bộ

Sức khỏe não bộ rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của chúng…

3 giờ ago