Mỹ và EU (trong đó Đức đóng vai trò chủ lực, dẫn dắt toàn khối) – vốn là hai thị trường xuất khẩu cực kỳ trọng yếu của Việt Nam, và đây cũng là hai thị trường duy nhất Việt Nam có thặng dư thương mại trong 5 tháng đầu năm 2017, với Mỹ là thặng dư 12,2 tỷ USD, với EU là 10 tỷ USD.
Vậy nên, bất cứ một vấn đề nào đó phát sinh làm ảnh hưởng xấu đến hợp tác thương mại đối với hai thị trường này đều đặt Việt Nam vào hoàn cảnh khó khăn, nguồn thu ngoại tệ co hẹp, sản xuất trong nước bị đình trệ do mất đi thị trường xuất khẩu chủ lực.
Đức là đầu tàu kinh tế của khối các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (EU), có giá trị kinh tế lớn thứ 4 thế giới.
Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng thế giới (WB), năm 2016, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khối EU đạt mức 11.885 tỷ USD, chiếm 19,2% của GDP toàn cầu. Trong đó, nước Đức tạo ra được gần 3.467 tỷ USD, chiếm 29,7% và dẫn đầu khối EU, Anh và Pháp lần lượt xếp vị trí thứ hai và thứ ba trong khối.
Đức cũng là nước có mức dự trữ vàng lớn thứ hai toàn cầu, với 3.378 tấn vàng; chỉ xếp sau Mỹ (hơn 8.133 tấn vàng).
Quan trọng hơn, Đức là một trong những nhà nhập khẩu hàng hóa lớn trên thế giới. Dẫn nguồn số liệu năm 2016 của WB cho biết, Đức đã nhập khẩu hàng hóa của thế giới lên đến gần 1.000 tỷ USD, đứng thứ 3 thế giới, vượt cả nền kinh tế lớn thứ 3 toàn cầu (Nhật Bản) – chỉ nhập khẩu chưa đầy 630 tỷ USD.
EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, với 14,6 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2017, trong đó Đức là nước chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực.
Theo số liệu từ United Nations, Đức nhập khẩu 9,78 tỷ USD hàng hóa từ Việt Nam trong năm 2016, tăng hơn 1 tỷ USD so với năm 2015. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam của Đức đã liên tục tăng trưởng trong 9 năm qua.
Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào Đức nhiều nhất gồm có: thiết bị điện tử mà chủ yếu là các mạch truyền dẫn cho điện thoại, tivi và camera (3,3 tỷ USD, chiếm 34%), giày dép, bốt bảo hộ (1,7 tỷ USD, chiếm 17%).
Trong quan hệ giao thương với các đối tác bên ngoài, Việt Nam chỉ có 2 thị trường có cán cân thương mại thặng dư là Mỹ và EU. Hai thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất là Hàn Quốc và Trung Quốc, với mức thâm hụt lần lượt là -12,9 tỷ USD và -11,5 tỷ USD.
Qua đó có thể thấy rằng vai trò của EU, trong đó Đức là nước với vai trò dẫn đầu có ảnh hưởng tích cực lên nền kinh tế Việt Nam, trong bối cảnh mà ngay cả khu vực ASEAN Việt Nam cũng tỏ ra lép vế so với các nước đồng hạng khi mức nhập siêu đối với khu vực này là -2,5 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm.
Chân Hồ (t/h)
Xem thêm:
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…