FLC kiến nghị HoSE không hủy niêm yết cổ phiếu vì “hoàn cảnh bất khả kháng”

Tập đoàn FLC vừa phát đi thông tin kiến nghị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) không hủy niêm yết cổ phiếu FLC với lý do việc chưa công bố báo cáo tài chính theo quy định thuộc về “hoàn cảnh bất khả kháng”.

Cổ phiếu FLC đã giảm tới hơn 80% giá trị kể từ đỉnh vào tháng 1/2022. (Ảnh minh họa: vtc.gov.vn)

Thông tin này vừa được Công ty cổ phần Tập đoàn FLC phát đi chiều hôm 14/2, sau khi HoSE thông báo huỷ niêm yết gần 710 triệu cổ phiếu FLC từ ngày 20/2.

Theo HoSE dẫn quy định tại Nghị định 155 cho thấy, FLC đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và rơi vào trường hợp mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét thấy cần thiết phải huỷ niêm yết để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.

Tuy vậy, Tập đoàn FLC lý giải rằng doanh nghiệp đối mặt nhiều khó khăn kể từ khi các cựu lãnh đạo bị bắt vào tháng 4/2022. “Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự việc này khiến FLC trong thời gian dài không thể tìm kiếm được đơn vị chấp thuận kiểm toán cho báo cáo tài chính”, doanh nghiệp cho biết.

Trước đó, ngày 20/9/2022, FLC đã ký kết hợp đồng với Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY. Theo đó, UHY sẽ là đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán các báo cáo tài chính năm 2021 cho biết FLC.

Dù vậy, nhiều lý do đến nay FLC vẫn chưa nhận được kết quả kiểm toán của UHY. Đánh giá việc chưa có báo cáo kiểm toán vì lý do bất khả kháng nên FLC đã liên tiếp có văn bản giải trình và kiến nghị cơ quan quản lý xem xét, hỗ trợ.

Đồng thời, tập đoàn này cũng xin không bị huỷ niêm yết và cho biết đang xúc tiến để công bố thông tin tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Theo trang Vietnambiz, Cổ phiếu bị hủy niêm yết như trường hợp FLC, ROS gần đây không đồng nghĩa với việc bị hủy giá trị, nhà đầu tư vẫn nắm quyền sở hữu và có thể mua bán cổ phiếu. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch sẽ khó khăn hơn trước rất nhiều và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thay vì chỉ cần gõ phím trên máy tính hay điện thoại, nhà đầu tư sẽ phải liên hệ trực tiếp với các nhà đầu tư khác có nhu cầu ăn khớp với mình để giao dịch.

Người muốn bán cổ phiếu sẽ phải đi tìm người muốn mua (thông qua các hội nhóm, mạng xã hội, người quen, …) và người muốn mua cổ phiếu phải tìm người muốn bán, hai bên liên lạc với nhau rồi đàm phán giá cả và khối lượng giao dịch. Nếu không thể thống nhất, hai bên sẽ lại phải đi tìm đối tác khác để mua bán.

Vì hoạt động giao dịch có nhiều trở ngại, thanh khoản thấp, cổ phiếu bị hủy niêm yết thường kém hấp dẫn nhà đầu tư hơn và do vậy có giá thấp hơn so với cổ phiếu đang niêm yết.

Tuấn Minh

Tuấn Minh

Published by
Tuấn Minh

Recent Posts

Cảnh sát Nhật làm thế nào để nghi can khai?

Trong những lần đi dịch, tôi rất tò mò muốn biết “cảnh sát Nhật làm…

5 phút ago

Các công ty Trung Quốc chi 16 tỷ USD để đặt mua chip H20 của Nvidia

Các doanh nghiệp Trung Quốc đã đặt hàng ít nhất 16 tỷ USD chip máy…

8 phút ago

TQ: Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Hà Vệ Đông lại vắng mặt trong dịp quan trọng

Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương ĐCSTQ Hà Vệ Đông gần đây tiếp tục…

15 phút ago

Du học sinh Trung Quốc ở Anh bị kết tội hiếp dâm: Ít nhất 50 người là nạn nhân

Hôm 2/4 tại London, một du học sinh Trung Quốc tại Anh đã bị kết…

20 phút ago

Tổng thống Donald Trump áp thuế cao nhất đối với một quốc gia Châu Phi

Vương quốc Lesotho, ông Trump gọi là quốc gia "chẳng có ai từng nghe nói…

21 phút ago

Bộ Tài chính: Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam…

2 giờ ago