Trong bối cảnh một số ngân hàng đưa lãi suất tiền gửi lên trên 10%/năm, Hiệp hội Ngân hàng đề xuất thống nhất áp dụng mức tối đa lãi suất huy động là 9,5%/năm, nhằm ổn định thị trường, giảm áp lực cho người đi vay.
Tại cuộc họp hôm 15/12, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết thời gian qua một số ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng mạnh lãi suất huy động. Điều này gây nên tình trạng cạnh tranh gay gắt, tạo tâm lý bất ổn đối với người gửi tiền và gánh nặng thêm cho người đi vay.
Do đó, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kêu gọi các ngân hàng hội viên thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm (kể cả các khoản khuyến mại cộng lãi suất), nhằm ổn định mặt bằng lãi suất huy động.
Trước đó, hôm 09/12, Hiệp hội này đã kiến nghị phương án trên lên Ngân hàng Nhà nước và các biện pháp hỗ trợ thanh khoản từ nay đến Tết Nguyên đán 2023.
Tuy nhiên, theo các ngân hàng, có nhiều nguyên nhân khiến lãi suất huy động hiện nay chưa có xu hướng giảm, bởi một số ngân hàng quy mô vừa và nhỏ vẫn buộc phải tăng lãi suất lên mức cao hơn mặt bằng chung của thị trường để giữ chân khách hàng.
Đầu tuần này, Tuổi Trẻ đưa tin, có ngân hàng đã chào mức lãi suất huy động lên đến 12,7%/năm cho kỳ hạn từ 18 tháng. Còn nếu gửi từ 13 tháng lãi suất lên đến 12,5%/năm.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản yêu cầu bắt đầu từ hôm 12/12, các ngân hàng phải báo cáo lãi suất tiền gửi và cho vay của các giao dịch phát sinh mới trong kỳ báo cáo hằng tuần cho cơ quan này.
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…