“Làn sóng thoát Trung” của doanh nghiệp phương Tây vì Zero-COVID của Bắc Kinh

Làn sóng thoát Trung của các doanh nghiệp phương Tây ngày càng thể hiện rõ qua các cuộc khảo sát gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là vì chính sách Zero-COVID của chính quyền Bắc Kinh đang gây đứt gãy chuỗi cung ứng và gián đoạn hoạt động xuất nhập khẩu.

Các doanh nghiệp phương Tây “rục rịch” rời khỏi Trung Quốc vì chưa biết Zero-COVID khi nào mới kết thúc. Ảnh: Phong tỏa ở Thượng Hải vào tháng 5/2022 (Nguồn: Graeme Kennedy/Shutterstock)

Một cuộc khảo sát gần đây đối với các doanh nghiệp châu Âu cho thấy gần một phần tư (25%) các công ty đang xem xét rời khỏi Trung Quốc do các biện pháp COVID-19 nghiêm ngặt của Bắc Kinh.

Vào ngày 20/6, Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu (EU) tại Trung Quốc đã phát hành “Khảo sát Niềm tin Kinh doanh 2022” (Business Confidence Survey 2022 – BCS2022).

Báo cáo cho thấy sự sụt giảm đáng kể của niềm tin kinh doanh ở Trung Quốc đến từ các doanh nghiệp của châu Âu.

Trong thông cáo báo chí, Bettina Schoen-Behanzin, Phó chủ tịch Phòng Thương mại EU cho biết: “Ngày càng có nhiều doanh nghiệp châu Âu đang tạm dừng đầu tư vào Trung Quốc và đánh giá lại vị trí của họ trên thị trường khi họ chờ xem sự bất ổn này sẽ tiếp tục trong bao lâu, và nhiều người đang hướng tới các điểm đến khác cho các dự án trong tương lai”.

Dịch COVID-19 tàn phá các hoạt động kinh doanh

Dữ liệu của BCS2022 tiết lộ rằng đại dịch và suy thoái kinh tế là hai vấn đề chính mà các doanh nghiệp châu Âu phải đối mặt vào năm 2021. Đại dịch đứng đầu trong số ba thách thức hàng đầu đối với 49% số người được hỏi, trong khi suy thoái kinh tế của Trung Quốc là thách thức lớn thứ hai đối với 24% số người tham gia khảo sát.

Báo cáo nói rằng các chính sách ngăn chặn COVID-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc khiến việc thu hút và giữ chân nhân tài nước ngoài trở nên khó khăn hơn.

Hơn 40% số người được hỏi báo cáo rằng họ đã bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh vào năm 2021 do các hạn chế tiếp cận thị trường hoặc các rào cản pháp lý, sự tiếp nối của một xu hướng đã rất ít thay đổi trong bảy năm qua, theo báo cáo.

Theo BCS2022, 54% số người được hỏi nhận định “các trở ngại pháp lý ở Trung Quốc sẽ gia tăng trong 5 năm tới, mức cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2018. Gần một phần ba cho biết sẽ không có sự cải thiện nào đối với tình trạng hiện nay”.

Báo cáo BCS2022 cũng tiết lộ rằng phần lớn các ép buộc chuyển giao công nghệ tiếp tục xảy ra sau khi “Luật Đầu tư Nước ngoài (FIL) – cấm chuyển giao công nghệ bằng các biện pháp hành chính – có hiệu lực vào ngày 1/1/2020.

Tuần trước, Phòng Thương mại Hoa Kỳ Thượng Hải đã ban hành cuộc khảo sát tác động COVID trong tháng 6.

Báo cáo chỉ ra rằng 26% các nhà sản xuất đang đẩy nhanh quá trình nội địa hóa các chuỗi cung ứng ở Trung Quốc của họ, trong khi di dời hoạt động sản xuất các sản phẩm toàn cầu ra khỏi nước này.

Trong số các nhà sản xuất, 35% đang hoạt động hết công suất. Đối với những người không thể hoạt động hết công suất, phần lớn (71%) gặp khó khăn trong việc di chuyển giữa các cơ sở và nơi ở, theo cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 7-9/6/2022.

Trong số những người được hỏi, 87% báo cáo tác động tiêu cực của việc phong tỏa COVID gắt gao đối với doanh thu của công ty.

Kiến Minh

Published by
Kiến Minh

Recent Posts

Vụ Tập đoàn Thuận An: 30 người bị khởi tố, thu giữ 260 tỷ đồng

Trong vụ việc liên quan Tập đoàn Thuận An, cảnh sát khởi tố 3 vụ…

24 giây ago

Việt Nam đề nghị Mỹ hoãn áp thuế 1-3 tháng để đàm phán

Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng từ 1-3…

24 giây ago

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến sai phạm nghiêm trọng tại dự án BV Bạch Mai, Việt Đức

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế giai đoạn 2011–2019, là người…

1 phút ago

Nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình bị đề nghị kỷ luật

Bộ Chính trị đánh giá sai phạm của ông Trương Hòa Bình gây hậu quả…

1 phút ago

TikToker Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị bắt; Hoa hậu Thùy Tiên bị phạt 25 triệu đồng

Quang Linh Vlogs và TikToker Hằng Du Mục bị khởi tố, bắt tạm giam vì…

9 giờ ago

Trung Quốc đe dọa trả đũa Mỹ nếu ông Trump không huỷ thuế quan mới

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm thứ Năm (3/4) đã yêu cầu Tổng thống Donald…

11 giờ ago