Categories: Kinh TếKinh doanh

Mỹ thực thi đạo luật mới, cổ phiếu khái niệm TQ giảm hơn 9%, bốc hơi hơn 100 tỷ USD

Sau khi Mỹ chính thức thực hiện “Đạo luật truy trách trách nhiệm công ty nước ngoài” (HFCAA), cổ phiếu khái niệm Trung Quốc niêm yết tại Mỹ đã giảm mạnh vào thứ Sáu (ngày 3/12) và tổng giá trị thị trường nhanh chóng bốc hơi 108,3 tỷ USD. Cổ phiếu của Didi Chuxing, công ty sắp hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, giảm 22%.

(Nguồn: Worradirek/ Shutterstock)

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã thông báo vào thứ Năm (ngày 2/12) rằng họ đã thông qua một sửa đổi đối với các quy định yêu cầu các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ phải tiết lộ thêm nhiều thông tin hơn. Bị ảnh hưởng bởi điều này, các cổ phiếu khái niệm của Trung Quốc (cổ phiếu này niêm yết tại Mỹ nhưng tài sản và lợi nhuận đa phần từ hoạt động ở Trung Quốc) đã giảm mạnh vào thứ Sáu. Chỉ số Nasdaq Golden Dragon China đo lường hiệu suất tổng thể của các cổ phiếu Trung Quốc, đóng cửa giảm 9,12%.

Trong số các cổ phiếu khái niệm Trung Quốc phổ biến, giá cổ phiếu của Alibaba và Pinduoduo giảm hơn 8%; JD.com, Baidu và Bilibili giảm hơn 7%; NIO giảm hơn 11%; XPeng giảm hơn 9%; Li Auto và iQIYI giảm hơn 15%; Trip.com giảm hơn 12%; RLX Technology giảm hơn 16% và Dingdong Maicai giảm hơn 18%.

Theo thống kê của China Times hôm thứ Bảy (ngày 4/12), tổng giá trị thị trường mới nhất của 274 cổ phiếu khái niệm Trung Quốc là 1335,5 tỷ USD, giảm mạnh vào thứ Sáu và mất 108,3 tỷ USD chỉ sau một đêm. Trong số đó, giá trị thị trường mới nhất của Alibaba là xấp xỉ 303,5 tỷ USD, và mất 27,2 tỷ USD chỉ sau một đêm.

SEC yêu cầu cổ phiếu khái niệm Trung Quốc tuân thủ quy định của Mỹ

Điều đáng chú ý là giá cổ phiếu Didi Chuxing đóng cửa giảm mạnh 22% và giá trị thị trường của công ty này giảm xuống còn khoảng 4,8 tỷ USD. So với mức giá phát hành là 14 USD, giá cổ phiếu của Didi Chuxing đã giảm 56%.

Thị trường phổ biến cho rằng một nguyên nhân chính dẫn đến “sự sụp đổ” của các cổ phiếu khái niệm Trung Quốc là do “Đạo luật về trách nhiệm giải trình của các công ty nước ngoài” mà Mỹ đưa ra.

Vào ngày 2/12, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã hoàn thiện kế hoạch cuối cùng để thực thi một luật mới. SEC cho biết trong một tuyên bố rằng ủy ban này đã thông qua một sửa đổi, cuối cùng xác định việc thực thi các quy tắc được đệ trình trong “Đạo luật về trách nhiệm giải trình của các công ty nước ngoài” (HFCAA), nhằm đảm bảo rằng các công ty nước ngoài niêm yết tại Mỹ, đặc biệt là các công ty Trung Quốc, tuân thủ các quy tắc của Mỹ.

SEC cho biết, các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ phải tiết lộ liệu họ có thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của một tổ chức chính phủ hay không và cung cấp bằng chứng về việc kiểm tra kiểm toán của họ.

Không giống như nhiều quốc gia, ĐCSTQ không cho phép cơ quan kế toán của SEC – “Hội đồng Giám sát kế toán công ty đại chúng” (PCAOB) giám sát các cuộc kiểm toán của mình.

Didi Chuxing hôm thứ Sáu đã thông báo rằng họ sẽ “ngay lập tức” bắt đầu quá trình rút niêm yết khỏi Sở Giao dịch Chứng khoán New York và chuyển đến Hồng Kông, động thái này đã gây chú ý trên toàn cầu. Theo phân tích của các kênh truyền thông nước ngoài, việc Didi Chuxing bị hủy niêm yết có thể đồng nghĩa với việc kết thúc kỷ nguyên các công ty lớn của Trung Quốc đến Mỹ niêm yết và huy động vốn.

Ngày 3/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố, cách làm của phía Mỹ là “đàn áp chính trị” đối với các công ty Trung Quốc và để “kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc”.

ĐCSTQ yêu cầu doanh nghiệp Trung Quốc “cần tuân theo luật của đảng”

Theo Bloomberg đưa tin, các cơ quan quản lý của Trung Quốc đã yêu cầu Didi Chuxing rút khỏi các sàn giao dịch của Mỹ do lo ngại về việc rò rỉ dữ liệu nhạy cảm.

Với 580 triệu người dùng, Didi Chuxing đã cập bến thành công sàn giao dịch chứng khoán New York vào ngày 30/6 năm nay, tuy nhiên công ty này đã ngay lập tức bị chính quyền ĐCSTQ đàn áp. Chỉ 10 ngày sau khi niêm yết, giá trị thị trường của Didi Chuxing đã bốc hơi hơn 20 tỷ đô la Mỹ.

Ngoài Didi Chuxing, cơ quan chức năng của ĐCSTQ đã dùng “Luật chống độc quyền” làm lý do để lập án điều tra nhiều công ty, các công ty Internet như Tencent, Suning, Meituan và Alibaba đều có liên quan đến chiến dịch điều tra này.

Nhà bình luận thời sự Chu Minh (Zhu Ming) tại New York từng nói rằng trước việc Mỹ yêu cầu các công ty Trung Quốc phải đáp ứng các yêu cầu giống như yêu cầu trước đó đối với các doanh nghiệp khác, và tuân thủ các quy định đối với các công ty niêm yết tại Mỹ, chính quyền ĐCSTQ đã trở nên độc đoán hơn và yêu cầu các công ty Trung Quốc tuân thủ luật pháp của đảng. Ngay cả khi đã được niêm yết ở bên ngoài Trung Quốc, thì cũng phải và phải trả giá đắt cho việc không phục tùng.

Theo Tôn Vân, Epoch Times

Xem thêm:

Tôn Vân

Published by
Tôn Vân

Recent Posts

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

36 phút ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

2 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

3 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

3 giờ ago

Cựu tổng thống Nga Medvedev chỉ ra cách chấm dứt xung đột ở Ukraine

Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…

3 giờ ago

Cố gắng thay đổi điều bất khả…

Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…

4 giờ ago