Ngày đầu tiên áp dụng phí cảng biển (1/4), TP.HCM thu hơn 8 tỷ đồng

Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM vừa cho biết khoản thu ngày đầu tiên áp dụng phí cảng biển (1/4) đạt hơn 8 tỷ đồng. Theo dự kiến đến hết năm nay, số tiền thu từ phí cảng biển TP.HCM sẽ đạt hơn 3.000 tỷ đồng.

TP.HCM dự kiến đến năm 2025 sẽ thu 16.000 tỷ đồng từ phí cảng biển. Trong năm 2022, dự kiến mỗi ngày thu hơn 8,3 tỷ đồng. (Ảnh: Xuanhuongho/Shutterstock)

Chiều ngày 2/4, Sở GTVT TP.HCM cho biết đã có báo cáo kết quả sau gần 2 ngày vận hành thu phí cảng biển tại các khu vực cảng biển ở TP.HCM. Cụ thể, Sở này cho biết kết quả hôm 1/4 có tổng cộng 6.139 tờ khai với số tiền thu được là 8,25 tỷ đồng, theo báo Tuổi Trẻ.

Trong ngày 2/4 (tính đến 17h), số tiền thu được gần 4,7 tỷ đồng với 4.138 tờ khai. Dự kiến đến hết năm nay, tổng thu từ phí cảng biển ở TP.HCM sẽ là 3.036 tỷ đồng, trung bình mỗi ngày thu 8,32 tỷ đồng.

Theo Cảng vụ đường thủy nội địa TP.HCM, đối với các doanh nghiệp đã làm tờ khai thu phí nhưng chưa kịp nộp tiền, xe chở hàng vẫn được ra khỏi cảng bình thường. Sau đó, Hải quan và cảng vụ sẽ tiến hành kiểm tra, gửi thông báo chưa đóng phí cho doanh nghiệp. Việc xử lý theo quy trình này nhằm không làm ảnh hưởng tới lưu lượng vận chuyển hàng hóa ra vào cảng.

Bên cạnh đó, theo quy định, việc nộp phí cảng biển sẽ thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, không sử dụng tiền mặt nên không ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển, thông quan hàng hóa.

Tại cuộc họp báo ngày 25/3, ông Bùi Hòa An – Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết dự kiến đến năm 2025, tổng thu từ phí cảng biển sẽ đạt khoảng 16.000 tỷ đồng. Theo ông An, số tiền này sẽ dùng vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông kết nối cảng biển.

Như vậy, TP.HCM vẫn thu phí cảng biển từ ngày 1/4 thay vì ngày 31/12 như đề xuất của các Hiệp hội doanh nghiệp trước đó.

Vào đầu tháng 3, có 7 Hiệp hội doanh nghiệp bao gồm: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch (AFT), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA), Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP.HCM (HAWA) và Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) cùng ký đơn kiến nghị lùi thời hạn thu phí cảng biển tại TP.HCM đến ngày 31/12/2022.

Lý giải nguyên nhân đề nghị lùi thời hạn như trên, các Hiệp hội trên cho biết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang gặp nhiều khó khăn như: áp lực tăng giá (giá nguyên vật liệu, giá xăng dầu,…), gánh nhiều loại phí giao thông đường bộ, chuỗi cung ứng bị đứt gãy dẫn tới cước vận tải biển tăng cao, v.v… Hiệp hội VASEP cho rằng hiện nay lượng lớn hàng xuất nhập khẩu của cả nước tập trung tại các cảng biển của TP.HCM nên việc thu phí ảnh hưởng rất lớn đến nhiều doanh nghiệp và làm giảm sức cạnh tranh.

Thanh Minh

Thanh Minh

Published by
Thanh Minh

Recent Posts

Ông Lê Tùng Vân bị tuyên 3 năm tù trong phiên tòa xử kín

Ông Lê Tùng Vân, 93 tuổi, bị tuyên phạt 3 năm tù vì tội Loạn…

38 phút ago

[VIDEO] ‘Phóng viên nhí’ hỏi, Nhà Trắng trả lời

Tthư ký báo chí Nhà Trắng đã nhận một loạt câu hỏi bất ngờ từ…

3 giờ ago

Các phái đoàn từ hơn 100 quốc gia sẽ tham dự cuộc họp an ninh tại Moskva

Cuộc họp Cao ủy Quốc tế lần thứ 13 về các Vấn đề An ninh…

3 giờ ago

Cổ phiếu rượu giảm mạnh sau khi ĐCS Trung Quốc yêu cầu các quan chức tiết chế chi tiêu tiệc tùng

Cổ phiếu Mao Đài Quý Châu giảm 1,4%; Cổ phiếu Lô Châu Lão Kiện giảm…

3 giờ ago

Làm thế nào để trở thành một ‘thế lực’ tích cực trên thế giới

Sự tích cực, vẻ đẹp và sức mạnh của mỗi cá nhân, sẽ tỏa sáng…

3 giờ ago

Israel phản pháo Anh về việc đình chỉ đàm phán thương mại, bác bỏ ‘áp lực bên ngoài’

Bộ Ngoại giao Israel đã đưa ra một tuyên bố gay gắt sau khi Anh…

3 giờ ago