Kinh Tế

Nhu cầu chi tiêu giảm, giá cả ổn định trên toàn nước Mỹ

Báo cáo Beige Book của Cục Dự trự Liên bang mới công bố, chi tiêu của người tiêu dùng, không bao gồm ô tô, nhìn chung đã giảm trên toàn quốc. Hoạt động kinh tế tăng nhẹ 5/12 quận, giảm khiêm tốn tại 4/12 quận, ổn định không thay đổi tại 3/12 quận khảo sát. Doanh thu bán ô tô tăng 5,3%, các mặt hàng khác ổn định. Nhu cầu đi lại nội địa giảm, giá vé máy bay giảm tiếp 5,3% sau đợt giảm giá 4% hồi tháng 2.

Bên ngoài Siêu thị Walmart, Boston, USA. Ảnh ShutterStock.

Tại các đại lý ô tô trên khắp nước Mỹ, người tiêu dùng đổ xô đi mua xe mới trước  đợt tăng giá liên quan đến thuế quan . Một số người mua sắm cũng đã thay thế iPhone sớm.

Tuy nhiên, khi nói đến các mặt hàng khác, các nhà bán lẻ chưa thấy tình trạng tích trữ hàng loạt hoặc làn sóng mua hàng sớm do thuế quan. Thay vào đó,  người mua sắm ở Hoa Kỳ có vẻ ngần ngại chi tiêu và có xu hướng trì hoãn việc mua hàng thay vì đẩy nhanh tiến độ như trước, theo các cuộc khảo sát người tiêu dùng của các nhà nghiên cứu thị trường và các phân tích từ Cục Dự trữ Liên bang.

Theo  báo cáo Beige Book mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang về tình hình kinh tế, chi tiêu của người tiêu dùng, không bao gồm ô tô, nhìn chung đã giảm trên toàn quốc.

Năm quận của Fed chứng kiến ​​hoạt động kinh tế tăng trưởng nhẹ, bốn quận có mức giảm nhẹ đến khiêm tốn và ba quận báo cáo xu hướng tương đối không thay đổi kể từ lần công bố trước của ngân hàng trung ương vào đầu tháng 3.

Hầu hết các quận đều chứng kiến ​​doanh số bán xe và một số mặt hàng sử dụng không lâu dài ở mức trung bình đến mạnh, báo cáo cho rằng nguyên nhân là do “cơn sốt mua sắm trước khi giá tăng liên quan đến thuế quan”. Tuy nhiên, các dịch vụ du lịch giải trí và công tác đều giảm.

Dữ liệu ban đầu cho thấy mức thuế quan thúc đẩy người tiêu dùng kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản chi tiêu trong lúc chờ đợi xem chính sách thương mại của Tổng thống Trump sẽ diễn biến như thế nào. Các công ty cho biết trong tuần này rằng  họ đang chứng kiến ​​tình trạng chi tiêu chậm lại .

Steve Zurek, phó chủ tịch phụ trách tư duy lãnh đạo tại NielsenIQ, cho biết người mua sắm ở Hoa Kỳ đã áp dụng “tư duy tiết kiệm” khi họ liên tục phải tiếp nhận những thông tin biến động mạnh trên thị trường chứng khoán, ảnh hưởng tới các khoản tiết kiệm hưu trí của mình.

Hiện tại có quá nhiều sự không chắc chắn khiến người tiêu dùng không biết phải làm gì”, ông nói. “Không có nơi nào gọi là trú ẩn an toàn cả — tất cả những gì một người có thể làm là kiểm soát nền kinh tế hộ gia đình của mình”.

Khảo sát của NielsonIQ hồi tháng 3 cho thấy người tiêu dùng đang trì hoãn việc mua sắm thay vì đẩy nhanh việc mua sắm: khoảng 35% người tiêu dùng Hoa Kỳ cho biết họ có kế hoạch hoãn một giao dịch mua lớn, chẳng hạn như nhà cửa, ô tô, thiết bị gia dụng hoặc đồ nội thất vì thuế quan. Chỉ có 7% cho biết sẽ mua một giao dịch mua lớn ngay bây giờ để tránh khả năng giá cao hơn sau này.

Theo Hiệp hội môi giới bất động sản quốc gia, cùng với lãi suất thế chấp cao hơn, doanh số bán nhà trong tháng 3  đã giảm xuống mức chậm nhất kể từ năm 2009 .

Các nhà bán lẻ, hãng hàng không, nhà sản xuất ô tô và nhiều bên khác đều phải theo dõi chặt chẽ hành vi của người tiêu dùng để dự đoán nhu cầu và mua hàng tồn kho. Một số công ty trong số đó đã  đẩy nhanh đơn đặt hàng một số mặt hàng sử dụng lâu dài và đắt tiền để tránh việc tăng giá liên quan đến thuế quan.

Dưới đây là một số hành vi người tiêu dùng nổi bật khi đối diện với thuế quan

Khẩn trương mua Ô tô

Theo báo cáo của Bộ Thương mại, doanh số bán lẻ ô tô tại Hoa Kỳ đã tăng 5,3% trong tháng 3. Người tiêu dùng Hoa Kỳ đổ xô đến các showroom tranh thủ mức giá chưa bị tính thuế.

Theo ước tính của Cox Automotive, mức thuế 25% đối với xe nhập sẽ làm tăng chi phí trung bình của một xe nhập khẩu thêm 6000 USD, trong khi chi phí xe lắp ráp tại Hoa Kỳ tăng thêm 3600 USD/xe do phụ tùng cũng bị đánh thuế. Mức thuế này lại phải cộng thêm mức tăng từ 300 đến 500 USD/xe nữa do thuế thép và nhôm công bố trước đây.

Theo Cox, doanh số bán xe mới tăng 22% so với tốc độ điều chỉnh theo mùa của năm ngoái và tăng hơn 8% tính đến đầu tháng 4 xét theo khối lượng.

Mọi thứ đang rất bận rộn. Mọi người đều mua xe vì họ sợ giá sẽ tăng”, Craig DeSerf, giám đốc điều hành của Gulf Coast Chevrolet Buick GMC tại Texas cho biết. “Có một chút cơn sốt mua sắm, giống như một sự tái diễn của Covid vậy”.

Michael Bettenhausen, một đại lý tại Illinois và là Chủ tịch  hội đồng đại lý Stellantis  , cho biết “không còn nghi ngờ gì nữa” đã có sự gia tăng lớn về doanh số bán hàng do thuế quan.

Phải mất thêm một chút nỗ lực nữa… để người tiêu dùng hiểu rằng thuế quan vẫn chưa tác động đến chúng tôi”, ông nói. “Hàng tồn kho của chúng tôi trên thực tế là miễn thuế”. 

Doanh số cao hơn là điều tốt cho ngành công nghiệp ô tô, nhưng có lo ngại rằng doanh số có thể dừng lại đột ngột khi các nhà sản xuất ô tô và đại lý bán hết hàng tồn kho miễn thuế.

Mức tồn kho đã giảm đáng kể trong những tuần gần đây, có khả năng đẩy giá xe lên cao hơn, do đó, cuối tháng 4 có thể không mạnh như vậy”, Chesbrough cho biết. “Với những lo ngại về kinh tế gia tăng và lòng tin của người tiêu dùng giảm sút, triển vọng bán ô tô mới từ đây trở nên đáng lo ngại hơn”.

Theo một cuộc khảo sát của GlobalData với gần 5.800 người trưởng thành trên khắp cả nước vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4, ô tô đứng đầu danh sách những mặt hàng mà người tiêu dùng Hoa Kỳ cho rằng họ sẽ mua sớm hơn dự kiến ​​do thuế quan.

Gần 12% cho biết thuế quan đã thúc đẩy việc mua ô tô của họ, tiếp theo là gần 10% số người cho biết đã mua đồ nội thất sớm hơn dự định và gần 9% cho biết đã mua các thiết bị điện tử lớn.

Tích trữ

Thực tế, các mặt hàng khác đều diễn ra rất bình thường và không có sự tích trữ nào cả.

Giám đốc tài chính của Walmart cho biết chưa thấy “lượng mua hàng lớn nào từ khách hàng như thời đại dịch”. Ông cho biết trước cuộc đình công cảng vào mùa thu năm ngoái, người tiêu dùng có đặt hàng lượng lớn nhưng nay không thấy nữa. Chi tiêu trong tháng 4 tăng lên là do hiệu ứng của lễ phục sinh.

Theo Placer.ai, công ty theo dõi lượng khách hàng đến cửa hàng bán lẻ, lượng khách đến cửa hàng tăng theo năm trong hai tuần đầu tiên của tháng 4 tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa và cửa hàng bán lẻ quần áo. Tuy nhiên, lượng khách đến cửa hàng tại các cửa hàng cải thiện nhà cửa và đồ nội thất lại giảm theo năm, công ty này chỉ ra.

Trì hoãn mua hàng và tìm kiếm giá hời

Các giám đốc điều hành cho biết, cho dù người tiêu dùng đang mua sắm các mặt hàng hàng ngày như bột giặt hay đặt vé máy bay, thì thuế quan cũng khiến họ ngần ngại chi tiêu và có xu hướng săn lùng các món hời hơn.

Giám đốc tài chính của Procter & Gamble, Andre Schulten nói rằng thuế quan đã khiến “người tiêu dùng trở nên lo lắng hơn” và họ đã cắt giảm chi tiêu trong hai tháng cuối của quý.

Schulten cho biết: “Không phải là phi logic khi thấy người tiêu dùng áp dụng thái độ ‘chờ đợi và xem xét’, và chúng tôi thấy lượng khách hàng đến các nhà bán lẻ giảm“. “Chúng tôi thấy người tiêu dùng tìm kiếm giá trị, chuyển sang mua hàng trực tuyến, với các đơn hàng khối lượng lớn hoặc gia nhập câu lạc bộ các nhà bán lẻ“.

Trong lĩnh vực hàng không, các giám đốc điều hành cho biết nhiều khách hàng nhạy cảm về giá đang trì hoãn các vé bay nội địa. Các hãng hàng không phải bán vé để lấp đầy chỗ trống trên các chuyến bay nội địa cũng như cắt giảm lịch trình bay để giảm công suất dư thừa. Một số hãng cảnh báo doanh thu quý này có thể sụt giảm so với năm ngoái.

Theo số liệu mới nhất, giá vé máy bay đã giảm 5,3% vào tháng 3 sau khi đã giảm 4% vào tháng 2. Nhu cầu du lịch giải trí hạng phổ thông, hạng thương nhân và chính phủ đã bắt đầu suy yếu vào tháng 2.

Tuy nhiên tổng giám đốc điều hành Delta AirLines, Ed Bastian cho biết nhu cầu đi công tác của công ty vẫn đi ngang so với năm ngoái. Đặc biệt, nhu cầu vé hạng sang, vé cao cấp, các chặng bay quốc tế lại phục hồi.

Doanh thu nội địa Delta đã giảm 3% trong quý đầu tiên so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh số quốc tế lại tăng 8%. Tuy nhiên, các chuyến bay quốc tế chỉ chiếm thị phần nhỏ hơn trong tổng doanh số bán vé của hãng so với các chuyến bay nội địa của hãng.

American Airlines đã cùng  Alaska Airlines,  Southwest Airlines  và Delta rút lại  triển vọng tài chính năm 2025. United Airlines đã thực hiện bước đi bất thường khi đưa ra hai dự báo, một là nếu mọi thứ ổn định và một là nếu nền kinh tế suy thoái. Nhưng dù thế nào đi nữa, hãng này cũng hy vọng vẫn lãi trong năm nay.

Giám đốc tài chính Shane Tackett cho biết hãng hàng không này đã giảm một số giá vé để  lấp đầy chỗ trống .

Giá vé không còn mạnh như quý IV năm ngoái và vào tháng 1 và đầu tháng 2,” ông cho biết . “Nhu cầu đối với ngành này vẫn khá cao, nhưng vẫn chưa đạt đến đỉnh điểm mà tất cả chúng ta dự đoán có thể tiếp tục vào năm ngoái.”

Zurek của NielsenIQ dự đoán rằng người tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn trong những tháng tới vì lo lắng về triển vọng kinh tế và giá cả.

Ông cho biết: “Khi người mua sắm hoặc người tiêu dùng không chắc chắn về những cú sốc tài chính mà họ sẽ phải chịu trong tương lai, họ sẽ cố gắng tích trữ tiền mặt”.

Tuy nhiên, mọi thứ cũng không hẳn như vậy.

Cư dân Dallas  Tiffany Armstrong là một ví dụ về điều đó. Luật sư cho biết cô đang trì hoãn việc cải tạo nhà bếp theo kế hoạch cho đến khi cô có bức tranh rõ ràng hơn về chi phí cho các thiết bị nhà bếp mới và vật liệu liên quan đến xây dựng.

Cô cho biết: “Giữa sự bất ổn về giá cả và thị trường [chứng khoán], có vẻ như đây không phải là thời điểm khôn ngoan”.

Tuy nhiên, cô vẫn làm một ngoại lệ khi chạy đến cửa hàng AT&T gần đó để mua một chiếc iPhone mới sớm hơn dự định. Vài ngày sau, những  chiếc iPhone của Apple  đã  được miễn thuế .

Published by

Recent Posts

Vụ lật xe tại Tam Đảo khiến 3 người tử vong: Nguyên nhân là do xe mất phanh

Ô tô khách 29 chỗ đi từ thị trấn Tam Đảo xuống thì bị mất…

10 giờ ago

Sự kỳ diệu của thư viện tại gia: không gian yên tĩnh để học tập và suy ngẫm

Bộ sưu tập sách cá nhân phản ánh tính cách và những kỷ niệm đáng…

12 giờ ago

Vingroup đề xuất xây đường sắt Hà Nội – Quảng Ninh tốc độ 300 km/h

Tập đoàn Vingroup vừa đề xuất xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Quảng…

13 giờ ago

Thị trưởng Kiev Vitaly Klitschko thừa nhận Ukraine có thể phải nhượng đất cho Nga

Thị trưởng Kiev, ông Vitaly Klitschko, đã thừa nhận rằng Ukraine có thể phải nhượng…

14 giờ ago

Ngoại trưởng Lavrov: Nga ‘sẵn sàng đạt được thỏa thuận’ với Mỹ về Ukraine

Moskva và Washington đang "đi đúng hướng" để hoàn tất một thỏa thuận chấm dứt…

15 giờ ago

Tướng Nga thiệt mạng trong vụ đánh bom xe ở khu vực Moskva

Các quan chức xác nhận một vị tướng hai sao đang giữ chức phó tổng…

15 giờ ago