Cuối tuần vừa qua, Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM đã đến kiểm tra Trung tâm thương mại (TTTM) An Đông ở Quận 5 và thu giữ hàng nghìn sản phẩm như: đồng hồ, quần áo, túi xách,… có dấu hiệu “nhái” các thương hiệu hạng sang của nước ngoài.
Ngày 19/11, Đội QLTT số 5 đã kiểm tra các sạp kinh doanh ở TTTM An Đông tại phường 9, Quận 5. Theo đó, nhà chức trách thu giữ 2.360 sản phẩm là túi xách, mỹ phẩm, phụ kiện,… không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc hàng, có dấu hiệu “nhái” nhãn hiệu hạng sang của nước ngoài như: Hermes, Louis Vuitton, Burberry, Gucci, Versace,… báo Vnexpress đưa tin.
Cũng tại trung tâm này, hôm 17/11, Đội QLTT số 3 đã kiểm tra thu giữ 713 đơn vị sản phẩm là giày, dép, quần, áo không có hóa đơn chứng từ, giả mạo các thương hiệu nổi tiếng, với tổng trị giá theo giá niêm yết gần 84 triệu đồng.
Trước đó một ngày, cơ quan này đã tiến hành kiểm tra hàng loạt cửa hàng trên đường Ba Tháng Hai, phường 6 (Quận 11) phát hiện 1.213 chiếc đồng hồ đeo tay các loại, trị giá hơn 92 triệu đồng không hóa đơn chứng từ.
Theo QLTT, toàn bộ các sản phẩm có nhãn gốc bằng “tiếng nước ngoài”, không có phụ đề bằng tiếng Việt và có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam như: Rolex, Chanel…
Hiện, Cục quản lý thị trường TP.HCM đã tạm giữ toàn bộ hàng hóa để tiếp tục điều tra.
Trước đó, vào đầu tháng này, một trung tâm mua sắm nổi tiếng khác ở TP.HCM cũng bị kiểm tra là Saigon Square (Quận 1).
Khi đoàn kiểm tra xuất hiện, những người bán ở đây đã nhanh chóng thu dọn hàng hóa, đóng cửa hàng để né tránh bị kiểm tra.
Toàn bộ số lượng hàng hóa vi phạm được chuyển về kho tang vật của cơ quan QLTT để tạm giữ cũng như tiếp tục điều tra. Do số lượng lớn nên đến sáng ngày 2/11, cơ quan chức năng TP.HCM chưa thể thống kế đầy đủ số lượng, chủng loại.
Đến ngày 3/11, Tổng cục QLTT cho biết lực lượng chức năng tiếp tục đưa thêm người đến kiểm tra và thống kê số lượng hàng hóa tại đây. Nhiều tiểu thương vắng mặt, hoặc có mặt nhưng chủ yếu để thăm dò tình hình, chưa dám mở bán lại.
Theo Báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Văn phòng Tài sản Trí tuệ và Bất động sản EU (vào năm 2019), trái với sự ảm đạm của kinh tế toàn cầu, thị trường thương mại hàng giả, hàng nhái vẫn tăng trưởng đều đặn trong nhiều năm qua và chiếm tới 3,3% giá trị thương mại toàn cầu.
Theo đó, giày dép, quần áo, đồ da hàng hiệu và các thiết bị công nghệ là những mặt hàng dễ bị làm giả nhất. Phần lớn trong số chúng, khoảng trên 70% có nguồn gốc từ Hồng Kông và Trung Quốc.
Giá trị hàng giả nhập khẩu ước tính khoảng 509 tỷ USD, tăng từ 461 tỷ USD của năm 2013, con số khổng lồ này còn chưa tính đến lượng hàng giả được sản xuất và tiêu thụ nội địa, hoặc được bán qua Internet.
Tập đoàn đa quốc gia LVMH của Pháp, công ty mẹ sở hữu các thương hiệu xa xỉ nổi tiếng toàn cầu như: Celine, Dior, Givenchy và Louis Vuitton công bố báo cáo doanh thu khoảng 53 tỷ USD vào năm 2018, khá khiêm tốn so với giá trị thị trường của các phiên bản ‘”nhái” tương đương.
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…