Categories: Kinh doanhKinh Tế

Reuters: Việt Nam tăng cường chống hàng giả nhập khẩu để chuẩn bị cho đàm phán thuế quan

Để chuẩn bị cho cuộc đàm phán thuế quan, Việt Nam tăng cường kiểm soát hàng giả nhập khẩu tại biên giới, cũng như thực hiện các biện pháp để cảnh báo việc xâm phạm bản quyền kỹ thuật số. Tuy nhiên tình trạng bày bán hàng giả tại các khu chợ, trung tâm thương mại và sàn thương mại điện tử vẫn diễn ra công khai và tràn lan. 

Một số sản phẩm bị thu giữ do có dấu hiệu “nhái” các thương hiệu xa xỉ như: Louis Vuitton, Burberry, Gucci, Versace,… (Ảnh: tphcm.dms.gov.vn)

Việt Nam đang đẩy mạnh cuộc chiến chống hàng giả và vi phạm bản quyền kỹ thuật số sau khi bị Hoa Kỳ cáo buộc là trung tâm chính cho những hoạt động bất hợp pháp này, đồng thời đe dọa áp mức thuế quan nghiêm trọng, theo các tài liệu Reuters được tiếp cận.

Một danh sách các mặt hàng chịu sự kiểm tra tăng cường tại biên giới do Bộ Tài chính ban hành từ 1/4 có liệt kê hàng xa xỉ của các nhãn hiệu Prada, Gucci Kering, thiết bị điện tử do Google sản xuất, đồ chơi của Mattel.

Hàng tiêu dùng như dao cạo râu, sữa tắm của Procter&Gamble và các sản phẩm của Johnson and Johnson cũng nằm trong danh sách tăng cường kiểm soát.

Cuộc trấn áp tập trung vào hàng giả nhập khẩu chứ không phải là hàng giả sản xuất tại Việt Nam, vốn là mối quan ngại của Chính quyền Trump.

Ngoài ra, Reuters cũng được tiếp cận một văn bản cảnh báo gửi từ Thanh tra Bộ Văn Hóa tới một công ty Việt Nam vào ngày 14/4 (tên công ty đã được che đi) cho thấy hoạt động trấn áp việc sử dụng phần mềm giả cũng đang được tiến hành.

Văn bản đính kèm khiếu nại của Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA), Hiệp hội thương mại toàn cầu ngành công nghệ phần mềm, bao gồm các thành viên Microsoft, Ocracle, Adobe. Nguồn thạo tin cho biết văn bản này được gửi tới hàng chục công ty từ đầu tháng 4.

Bộ tài chính, Bộ văn hóa và Cục Hải quan không trả lời yêu cầu bình luận.

Người phát ngôn của BSA cho biết nhiều năm qua họ đã thúc giục Việt Nam giảm sát và hành động chống lại việc sử dụng phần mềm trái phép. Gần đây Việt Nam mới thực hiện một số động thái chứng tỏ cam kết để thuyết phục chính quyền Trump xem xét lại các mức trừng phạt.

Việt Nam đã bắt đầu cuộc đàm phán không chính thức để tránh thuế quan trước cả khi Tổng thống Trump công bố thuế quan đối ứng toàn cầu vào ngày 2/4.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, gồm cuộc chiến chống hàng giả và vi phạm bản quyền kỹ thuật số, là vấn đề đang thảo luận với Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, hai bên cũng thảo luận về việc giảm thặng dư thương mại, chống gian lận thương mại và giảm rào cản thuế quan, phi thuế quan đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Tháng trước, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã chỉ thị các quan chức tăng cường chống gian lận thương mại, đặc biệt là gian lận nguồn xuất xứ, hàng giả hàng nhái.

Các biện pháp có thể làm hài lòng Hoa Kỳ nhưng có thể khiến Trung Quốc tức giận, vì Trung Quốc là nhà xuất khẩu chính vào Việt Nam.

Chợ hàng nhái

Mặc dù chính quyền Việt Nam tăng cường kiểm soát hơn đối với hàng giả nhập khẩu nhưng hàng xa xỉe giả vẫn được bày bán công khai tại Trung tâm thương mại Sài Gòn Square, TP HCM tuần trước.

Trung tâm thương mại này nằm trong danh sách các chợ bán hàng giả khét tiếng do Cơ quan đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) công bố hồi tháng 1.

Chúng không phải là hàng chính hãng và được sản xuất ở Trung Quốc“, một nhân viên bán hàng tại Sài Gòn Square cho biết khi nhắc đến ví và túi xách Prada của cửa tiệm. Còn thắt lưng Prada giả thì sản xuất tại Việt Nam, cô cho biết thêm. Người này từ chối cho biết tên vì tính nhạy cảm của vấn đề.

Các cuộc gọi đến Sai Gon Square đều không có ai trả lời. Trang web của trung tâm thương mại giới thiệu trung tâm này cung cấp “hàng các thương hiệu nổi tiếng với giá thấp”.

USTR đã xóa một chợ Việt Nam tại khu vực biên giới với Trung Quốc khỏi danh sách theo dõi sau khi chính quyền địa phương khu vực này thực hiện một cuộc trấn áp hàng giả, hàng nhái. USTR ca ngợi những nỗ lực của chính quyền Việt Nam chống lại các hành vi bất hợp pháp, nhưng vẫn bày tỏ lo ngại đối với tình trạng hàng giả được bán trực tuyến và các hoạt động sản xuất hàng giả tại Việt Nam.

USTR cho biết nền tảng thương mại điện tử Shopee của Singapore là trung tâm chính tiêu thụ hàng giả.

Khi ngày các nhiều thương hiệu chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam thì các bên liên quan báo cáo rằng Việt Nam đã trở thành nhà sản xuất chính của các sản phẩm giả mạo“, USTR cho biết trong một báo cáo riêng công bối hồi tháng 4.

USTR và Shopee đều không trả lời các yêu cầu bình luận.

Để cải thiện vấn đề bảo vệ bản quyền, Việt Nam đang có kế hoạch thành lập tòa án chuyên trách “để thực hiện cam kết của Việt Nam thực thi nghiêm ngặt các quyền sở hữu trí tuệ” và thu hút đầu tư nước ngoài. Dự luật trình quốc hội thông qua vào tháng 6, theo tài liệu mà Reuters được tiếp cận.

Nguyên Hương (t/h), theo Reuters

Published by

Recent Posts

Vụ khai thác lậu 736 tỷ đồng đất hiếm: Cựu Thứ trưởng được đề nghị án treo

VKSND TP. Hà Nội đề nghị mức án từ án treo đến 18 năm tù…

2 giờ ago

Ông Trump đã đúng – Lạm phát Mỹ trong tháng 4/2025 thấp nhất trong vòng 4 năm

Lạm phát tại Mỹ bất ngờ hạ nhiệt trong tháng 4, chỉ tăng 2,3% so…

2 giờ ago

Xe cứu thương tông mạnh xe con, người nhà bệnh nhân bị thương nặng [VIDEO]

Giữa cơn mưa lớn, chiếc xe cứu thương chở nam bệnh nhân đang trong tình…

2 giờ ago

Reuters: Ông Trump phái ông Witkoff và ông Kellogg sang Thổ Nhĩ Kỳ dự hòa đàm Nga–Ukraine

Tổng thống Trump sẽ cử hai đặc sứ cao cấp là ông Steve Witkoff và…

3 giờ ago

Làm mới không gian ở bằng hiệu ứng ‘bông hoa nhỏ’

Chỉ cần một bông hoa nhỏ, bạn có thể khơi dậy cảm hứng làm mới…

3 giờ ago

Nga chào đón công ty phương Tây quay lại, miễn là phục vụ lợi ích của Moskva

Tổng thống Putin nói rằng Nga sẵn sàng chào đón một số công ty phương…

3 giờ ago