Kinh Tế

Sa thải lao động để đổi lấy tăng trưởng có thành làn sóng?

Báo cáo kết quả kinh doanh đáng thất vọng cùng nỗi lo về suy thoái kinh tế khiến nhiều tập đoàn lớn sa thải hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn nhân viên để đổi lấy sự hài lòng của các cổ đông. Quyền lực của người lao động đã giảm sút trước tình trạng khó khăn của nền kinh tế.

Samsung Electronics tại Hàn Quốc. (Ảnh: yllyso/shutterstock)

Gần đây, hàng ngàn công nhân thuộc công đoàn Samsung Electronics tại Hàn Quốc đã quay trở lại làm việc sau 25 ngày đình công. Họ không giành được sự nhượng bộ từ gã khổng lồ công nghệ toàn cầu trước những yêu cầu đòi quyền lợi và tăng lương.

Gánh nặng tài chính của một cuộc đình công kéo dài đã buộc phía công đoàn ban hành lệnh quay trở lại làm việc vào tuần trước. “Đã 25 ngày kể từ khi cuộc đình công diễn ra và chúng tôi vẫn chưa có gì trong tay. Tôi cảm thấy có trách nhiệm với tư cách là người lãnh đạo công đoàn rằng chúng tôi đã không mang lại bất kỳ kết quả nào cho thành viên mình”, ông Son Woo-mok, chủ tịch công đoàn, nói.

Trong suốt khoảng thời gian này, Samsung nhấn mạnh hành động trên sẽ không làm gián đoạn hoạt động của công ty. Avril Wu, phó chủ tịch nghiên cứu cấp cao tại TrendForce, một công ty nghiên cứu thị trường, cho biết do mức độ tự động hóa cao trong các nhà máy và nhu cầu thực tế về lao động chân tay thấp, tác động của cuộc đình công nói trên được dự kiến là rất nhỏ.

Tờ Business Insider (BI) cho rằng với tình hình kinh tế ngày càng khó khăn hiện nay thì người lao động đã không còn quyền lực như trước và các ông chủ mới là bên có tiếng nói.

Không những vậy, theo BI và hãng CNBC, báo cáo tài chính với các con số ảm đạm cùng dự đoán về sự suy thoái của nền kinh tế số 1 thế giới – Mỹ, có khả năng kích hoạt một loạt cuộc sa thải nhân công tiếp theo trên thị trường lao động việc làm.

Doanh số sụt giảm đi liền với sa thải nhân công

Intel, nhà sản xuất chip tại Thung lũng Silicon, mới đây tuyên bố sẽ cắt giảm hơn 15.000 việc làm, tương đương 15% lực lượng lao động của tập đoàn này.

Intel, biểu tượng một thời sản xuất chip vi xử lý đóng vai trò như bộ não điện tử trong hầu hết các máy tính, đã phải vật lộn với đà suy thoái trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Trước đó không lâu, hai gã khổng lồ công nghệ Microsoft và Google đã cắt giảm hàng trăm nhân sự làm việc tại các bộ phận đám mây của họ. Đây là những vụ sa thải nhân viên mới nhất trong làn sóng sa thải người lao động liên tục trong thời gian qua của các công ty công nghệ.

Cụ thể, Microsoft cắt giảm hàng trăm việc làm tại đơn vị đám mây Azure của hãng, tờ Business Insider hôm 3/6 đưa tin. Động thái này của gã khổng lồ công nghệ nước Mỹ làm đẩy cao hơn nữa làn sóng hàng loạt đợt sa thải trong ngành công nghệ và truyền thông trong năm nay.

Vào tháng 1 năm nay, Microsoft đã thực hiện vụ sa thải 1.900 việc làm tại Activision Blizzard và Xbox. Các công ty công nghệ bao gồm Amazon.com và Salesforce cũng đã sa thải hàng trăm nhân viên vào năm 2024.

Tương tự, Google thuộc sở hữu của Alphabet vừa sa thải ít nhất 100 nhân viên từ một số nhóm trong đơn vị đám mây của công ty, CNBC hôm 3/6 đưa tin. Nguồn tin trích dẫn thư từ nội bộ của Google cho hay, các vị trí trong bộ phận bán hàng, vận hành và kỹ thuật, tư vấn và chiến lược “tiếp cận thị trường” nằm trong số những vị trí bị cắt giảm trong đợt sa thải lần này.

Ngày 15/4, hãng tin Reuters dẫn thông báo nội bộ của Tesla cho biết, hãng ô tô này sẽ sa thải hơn 10% nhân sự toàn cầu, trong bối cảnh doanh số bán hàng của hãng giảm và cạnh tranh giá cả đang trở nên gay gắt về mặt hàng xe điện (EV).

Theo báo cáo thường niên mới nhất của Tesla, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2024, doanh số bán hàng toàn cầu của hãng đã sụt giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần giảm doanh thu đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát từ 4 năm về trước.

Người lao động không còn quyền lực như trước

Tuy nhiên theo BI, điều đáng lo ngại, đây có thể là dấu hiệu cho làn sóng sa thải hàng loạt sắp diễn ra trên toàn cầu khi các CEO tích cực cắt giảm chi phí để làm đẹp báo cáo tài chính trước cổ đông sau khoảng thời gian kinh doanh khó khăn.

Minh chứng rõ ràng nhất là báo cáo thị trường việc làm ở Mỹ thấp hơn so với kỳ vọng, qua đó cho thấy doanh nghiệp đang có dấu hiệu sẵn sàng cắt giảm nhân lực.

Nền kinh tế số 1 thế giới chỉ tạo ra 114.000 việc làm trong tháng 7, thấp hơn nhiều so với mức bình quân 215.000 việc làm suốt 12 tháng qua. Trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 4,3%, cao nhất kể từ năm 2021.

Điều này khiến nhà đầu tư lo ngại FED đang hạ lãi suất quá muộn có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.

Giáo sư Peter Cappelli của trường đại học University of Pennsylvania’s Wharton School cho rằng bên cạnh lý do sa thải lao động nhằm cắt giảm chi phí, động thái này còn được sử dụng như một biện pháp cảnh cáo, kéo nhân viên trở lại công ty làm việc trước xu thế muốn làm việc từ xa hiện nay của nhiều người.

Theo giáo sư Cappelli, người lao động tại những thị trường phát triển đã gia tăng đáng kể quyền lực hậu đại dịch nhờ đứt gãy chuỗi cung ứng cũng như tình trạng thiếu nhân công trầm trọng. Tuy nhiên khi kinh tế dần khó khăn, tình hình bắt đầu đổi chiều.

“Người lao động chưa bao giờ thực sự có tiếng nói vĩnh viễn trên thị trường đâu”, ông Cappelli nhận định.

Tờ Business Insider (BI) cho rằng với tình hình kinh tế ngày càng khó khăn hiện nay thì người lao động đã không còn quyền lực như trước và các ông chủ mới là bên có tiếng nói.

Công thức của Mark Zuckerbeg

Công thức của Mark Zuckerberg tại Meta là sa thải lao động để chiều lòng cổ đông.

Số lượng nhân sự Meta đã giảm từ hơn 86.000 năm 2022 xuống 67.317 (gần 20.000), khi công ty tiến hành cắt giảm chi phí hàng loạt để xoa dịu các nhà đầu tư. Thời điểm đó, “ông lớn” mạng xã hội đối mặt với thị trường quảng cáo kỹ thuật số khó khăn và ảnh hưởng từ thay đổi iOS của Apple năm 2021.

Phố Wall hưởng ứng quyết định mạnh tay của ông chủ Meta khi cổ phiếu tập đoàn tăng trưởng 200% trong năm 2023, hiệu quả thứ hai chỉ sau Nvidia trên danh sách S&P 500. Đến cuối năm 2023, vốn hóa Meta lập kỷ lục và vượt mốc 1 nghìn tỷ USD, khiến tổng tài sản nhà sáng lập Mark Zuckerberg vượt 142 tỷ USD.

Kết quả kinh doanh quý IV/2023 vượt kỳ vọng của nhà đầu tư. CEO Mark Zuckerberg cho biết muốn “duy trì mọi thứ tinh gọn” và không có kế hoạch tăng tốc tuyển dụng.

Trước tình hình đó, năm 2024 được dự đoán sẽ là một năm khó khăn nữa của người lao động.

Phan Vũ (t/h)

 

 

Phan Vũ

Published by
Phan Vũ

Recent Posts

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

5 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

10 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

10 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

20 phút ago

Maria Zakharova: ‘Cánh NATO cực đoan’ thúc đẩy chiến tranh với Nga

Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…

22 phút ago

5 kiểu phụ nữ dù không xinh đẹp xuất chúng vẫn khiến người khác dễ chịu

Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…

31 phút ago