Ngày 6/8, cựu thị trưởng Thâm Quyến Trần Như Quế (Chen Rugui) bị tình nghi nhận hối lộ 108 triệu nhân dân tệ (khoảng 15 triệu USD) và bị kết án tù chung thân. Toàn bộ tài sản và tiền lãi có được từ số tiền hối lộ trên đã được thu hồi theo quy định của pháp luật, và nộp cho kho bạc Nhà nước.
Một nhân viên truyền thông kỳ cựu nói với truyền thông ngoài Trung Quốc, rằng xét về mức độ tham gia của ông Trần Như Quế, đó là kết quả của sự tiếp xúc và đấu đá nội bộ giữa các quan chức cấp trung thuộc nhiều phe phái khác nhau dưới quyền của ông Tập Cận Bình trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Theo kênh truyền thông chính phủ CCTV của ĐCSTQ, sáng 6/8, Tòa án cấp Trung thành phố Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây đã công khai phán quyết sơ thẩm về vụ hối lộ của ông Trần Như Quế, cựu thành viên kiêm phó ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc tỉnh Quảng Đông.
Kết quả điều tra phát hiện ra, từ năm 2003 – 2022, ông Trần Như Quế đã trục lợi khi đảm nhận các chức vụ, gồm Giám đốc Ủy ban Xây dựng Thành phố Quảng Châu, Bí thư Ban Công tác Xây dựng Thành phố, Ủy viên Tổ Lãnh đạo Đảng kiêm Tổng thư ký thư chính quyền thành phố Quảng Châu, Ủy viên Thường vụ thành ủy Quảng Châu, Phó Thị trưởng, Phó Bí thư thành ủy Quảng Châu, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Bí thư thành ủy Trung Sơn, Phó Bí thư thành ủy Thâm Quyến và Thị trưởng tỉnh Thâm Quyến, Phó ủy viên trưởng tỉnh Quảng Đông.
Ông Trần Như Quế đã lợi dụng chức vụ để hình thành quyền lực và địa vị, tạo cơ hội cho các đơn vị, cá nhân liên quan bao thầu dự án, xúc tiến dự án và hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhận tài sản bất hợp pháp trực tiếp hoặc thông qua người khác, tổng trị giá 108 triệu nhân dân tệ (khoảng 15 triệu USD).
Tòa đã kết án ông Trần Như Quế tù chung thân, tước bỏ các quyền chính trị chung thân của ông, tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân, thu hồi tài sản và tiền lãi nhận hối lộ theo quy định của pháp luật, và giao nộp vào kho bạc nhà nước.
Ông Trần Như Quế bị sa thải vào ngày 1/6/2022 và bị khai trừ đảng và công chức vào tháng 12 cùng năm.
Theo trang tin Caixin, khi ông Trần Như Quế được thông báo về việc bị sa thải, những người quen thuộc với hệ thống xây dựng đô thị của Quảng Châu cho biết, Quảng Châu bắt đầu xóa bỏ “những công trình chưa hoàn thiện” vào năm 2002. Ông Trần Như Quế phụ trách lĩnh vực này hơn 10 năm. Đây cũng là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nạn tham nhũng ở thành phố Quảng Châu.
Khi ông Trần Như Quế bị cách chức vào năm 2022, ông Tần, một nhân viên truyền thông kỳ cựu, nói với Đài Châu Á Tự do, rằng xét về mức độ tham gia của ông Trần Như Quế trong vụ án, thì đó là trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ. Khi các phe phái tranh giành vị trí của nhau sẽ xảy ra xung đột giữa các quan chức cấp trung dưới quyền ông Tập Cận Bình.
Ông Tần nói: “Hầu như không có quan chức nào trong hệ thống là không tham nhũng. Nhưng khi phải chọn quan chức nào đó để tấn công, các phe phái ở cấp trung ương sẽ đấu đá với nhau. Cuối cùng sẽ có người phải từ chức, và ghế trống sẽ có người thay thế. Như vậy không ảnh hưởng đến quyền lực chính trị của ông Tập Cận Bình, nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các quan chức cấp trung bên dưới”.
Được biết, khi còn giữ chức vụ thư ký Ủy ban Luật pháp thành phố Quảng Châu, ông Trần Như Quế đã tích cực đi theo nhóm của Giang Trạch Dân trong cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Ông bị Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) ở nước ngoài điều tra, và nhiều lần bị nêu tên trang web Minghui.org (Minh Huệ Net) tại hải ngoại.
Pháp Luân Công là một công pháp tu luyện tính mệnh song tu của Phật gia, dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, gồm 5 bài công pháp với động tác đẹp mắt, có tác dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe.
Trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 đến 100 triệu người, vượt quá số lượng đảng viên ĐCSTQ. Ngày 20/7/1999. Vì ghen tị và sợ hãi, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp tiêu diệt.
Thông báo của WOIPFG nêu rõ, từ tháng 7/1999, cảnh sát, viện kiểm sát, cơ quan tư pháp và hệ thống “Phòng 610” (tổ chức chuyên bức hại Pháp Luân Công) tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông đã tiến hành cuộc đàn áp diệt chủng đối với các học viên Pháp Luân Công, bao gồm bắt cóc, giam giữ, tra tấn, ngược đãi vô nhân đạo, xét xử phi pháp, khiến họ bị nhiều thương tích, tàn tật, thậm chí tử vong.
Ngày 25/6/2024, Hạ viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua “Dự luật bảo vệ Pháp Luân Công”. Dự luật yêu cầu, một trong những chính sách của Hoa Kỳ là vạch trần cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ.
Dự luật cũng yêu cầu Hoa Kỳ giúp chấm dứt hoạt động thu hoạch nội tạng các học viên Pháp Luân Công, và các tù nhân lương tâm khác do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn, đồng thời yêu cầu Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những người ở Trung Quốc tham gia và hỗ trợ hoạt động thu hoạch nội tạng.
Tờ Hk01 của Hồng Kông đưa tin, kể từ Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18, nhiều quan chức ở tỉnh Thâm Quyến lần lượt bị cách chức với tội danh tham nhũng. Trong đó, có 2 quan chức đã nhảy lầu tự tử. Ngày 14/3 năm nay, cựu phó thị trưởng Thâm Quyến, Hoàng Mẫn, bị điều tra. Những hành vi hủ bại lâu năm trong giới quan chức Thâm Quyến bị vạch trần.
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…
Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…
35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…
Iran đã hiện thực cam kết mở rộng chương trình hạt nhân nhằm đáp trả…
Mưa lớn khiến một số nơi ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định bị…
Y học cổ truyền Trung Hoa thường nói rằng “nuôi thận là nuôi dưỡng sự…