Mới đây, phía Trung Quốc thông báo từ ngày 24/12 không cho phép tài xế Việt Nam nhập cảnh vào Trung Quốc từ cửa khẩu Hữu Nghị.
Ngày 23/12, Cục Thương mại phía Trung Quốc phát đi thông báo mới, từ ngày 24/12, các tài xế nước ngoài không được phép nhập cảnh vào Trung Quốc (trong đó có Việt Nam). Điều này càng gây thêm khó khăn cho việc luân chuyển hàng hóa giữa hai bên, nạn ùn tắc trong hơn nửa tháng qua có nguy cơ leo thang lên một bước nữa. Như vậy, tài xế phía Trung Quốc sẽ đến đường vận chuyển hàng hóa chuyên dụng đón xe về nước khi xe hàng tới. Ở chiều hướng ngược lại, phía Việt Nam cũng chưa cho phép lái xe phía Trung Quốc nhập cảnh để vận chuyển hàng hóa.
Việc Trung Quốc không cho tài xế Việt Nam và tài xế nước ngoài nói chung nhập cảnh vào Trung Quốc, sẽ dẫn tới việc thay đổi quy trình đối với hàng xuất khẩu sang Trung Quốc như sau:
Bước 1: Lái xe Việt Nam đánh xe hàng xuất khẩu Việt Nam theo đường hàng hóa tới bãi chờ giữa biên giới hai nước, đỗ xe tại bãi và xuống xe về nước.
Bước 2: Công ty khử khuẩn được phía Trung Quốc chỉ định sẽ tới xe tiến hành phun khử trùng cabin và lấy mẫu xét nghiệm
Bước 3: Sau khi phun khử trùng xong, tài đệm Trung Quốc sẽ đánh xe vào bàn cân để tiến hành các bước kế tiếp. Quy trình này tương đối khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam để có thể tiến hành giao hàng, khai báo và thực hiện các thủ tục với phía bạn.
Nguyên nhân được cho là phía Trung Quốc thực hiện theo yêu cầu của Ban phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Quốc vụ viện nước CHND Trung Hoa. Đường lối chống dịch COVID theo chính sách cực đoan “zero-COVID” đã khiến đường biên giới của các nước xung quanh Trung Quốc chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề, trong đó có tình trạng ùn tắc lên đến hơn 6.200 xe chở hàng hóa, nông sản ở các cửa khẩu phía Bắc Việt Nam.
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, mặt hàng tồn chủ yếu (chiếm 80-90%) tại các cửa khẩu phía Bắc hiện nay là hàng nông sản và thủy sản. Trong 8 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu ước tính đạt 1,58 tỷ USD, chiếm 34% trị giá xuất khẩu của nhóm hàng này sang Trung Quốc (4,9 tỷ USD). Với thời gian thông quan đã ùn tắc hơn 2 tuần và dự kiến mất hơn 1 tháng nữa mới giải phóng được số lượng xe container tồn đọng thì hầu hết hàng hóa nông, thủy sản sẽ bị hỏng, dự kiến phải đổ bỏ, không còn khả năng tiêu thụ. Thiệt hại về tiền hàng, theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, lên đến 3 nghìn tỷ đồng (trung bình 500 triệu đồng/1 xe x khoảng 6.000 xe hàng), chưa kể chi phí vận chuyển (trung bình 100 triệu/1 xe với tình hình ùn tắc hiện tại).
Hiện nay, các chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp đang đưa ra nhiều biện pháp trình Thủ tướng gấp rút tháo gỡ khó khăn, giảm bớt đi thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu:
Quang Minh (t/h)
Xem thêm:
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…