Thị trường

Hà Nội: Chợ ngày cận Tết giảm sập giá vẫn ế hàng

Sau ngày 23 tháng Chạp, chợ ngày cận Tết nhiều mặt hàng đã giảm mạnh nhưng vẫn vắng người mua. Tâm lý người dân chờ đợi thưởng Tết mới hoạch định chi tiêu, trong khi nhiều người chưa thấy không khí Tết nên còn chần chừ. 

Người bán hàng nhìn xa xăm bên sạp hàng hoa quả trang trí cho dịp Tết. Ảnh Trithucvn.

Tại khu hàng thực phẩm, do người dân vừa cúng Lễ tiễn ông Công ông Táo nên nhu cầu sụt giảm mạnh. Đến gần 12 giờ trưa nhưng nhiều hàng thịt, rau củ quả vẫn còn ế hàng.

Đến gần 12h trưa mà hàng thịt vẫn ế đầy hàng. Ảnh Trithucvn.

Nhiều sạp hàng chủ động hạ giá để thu hút khách. Các mặt hàng rau củ vụ đông như bắp cải, su hào, súp lơ, cà chua … hạ sập giá, chỉ từ 8 – 15 ngàn đồng/kg.

Rau vụ đông hạ sập giá: Su hào 10 ngàn 3 củ, Súp lơ xanh 8 ngàn đồng/kg, Cà chua 8 ngàn đồng/kg. Ảnh Trithucvn.
Nhiều hoa quả giảm giá mạnh sau Lễ tiễn ông Công ông Táo. Ảnh Trithucvn.
Nhiều đồ khô đã bày bán ngoài chợ nhưng chỉ có người hỏi, ít người mua: Hạt bí 100 ngàn đồng/kg, Hạt hướng dương 70 ngàn đồng/kg. Ảnh Trithucvn.

Đối với các mặt hàng gia dụng, mặt hàng điện máy thì tình cảnh còn vắng lặng hơn ngày thường. Các chuỗi cửa hàng lớn đã chủ động đưa ra nhiều hình thức khuyến mại nhưng gần như không có khách đến, cũng như không có các đơn hàng chuyển đi.

Các đại gia điện máy Điện máy Xanh, Thế Giới di động, Viettel Store, Media Mart đều vắng khách mặc dù tung ra nhiều chiêu khuyến mại kích cầu. Ảnh Trithucvn.

Mặt hàng quần áo, thời trang, giày dép cũng ghi nhận sự vắng vẻ, đìu hiu cho dù giá giảm mạnh.

 

Giày dép giảm mạnh, giá chỉ từ 29 ngàn đồng/ đôi. Ảnh Trithucvn.

Một số người vòng qua ngó chợ nhưng chưa sẵn sàng tâm lý mua hàng Tết. Chị Nguyễn Hồng, nhân viên Văn phòng sống ở quận Đống Đa cho biết còn đang chờ tiền thưởng của đơn vị để định lượng chi tiêu Tết. Còn chị Xa, kinh doanh tại Hà Đông chia sẻ năm nay do chưa thấy không khí Tết nên chị cũng chưa có hứng thú mua sắm, tuy nhiên chắc chắn sẽ phải mua đồ Tết để biếu bố mẹ ở quê.

Chia sẻ với Tạp chí đầu tư tài chính trong bài viết “Dân thắt lưng buộc bụng, tổng cầu chưa bao giờ thấp như hiện nay”, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng, tăng 9,0% so với năm trước, thấp hơn năm 2023 tăng 9,4%. Đặc biệt là nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 5,9% thấp hơn năm 2023 tăng 6,8% và đặc biệt thấp hơn hẳn các năm trước dịch COVID-19 đều tăng hai con số.

Nguyên Hương

Nguyên Hương

Published by
Nguyên Hương

Recent Posts

Hưng Yên: Khởi tố chủ cơ sở dùng hóa chất tăng trưởng sản xuất giá đỗ

Từ tháng 10/2024 đến tháng 12/2024, Nguyễn Văn Đạt đã sản xuất và bán ra…

8 giờ ago

Chàng trai Bắc Giang và hành trình xây dựng thương hiệu mật ong hoa vải

Thương hiệu mật ong hoa vải “San vlog” của anh cũng đã được khá nhiều…

9 giờ ago

Lần đầu trong năm 2025, giá xăng giảm nhưng không đáng kể

Từ 15h ngày 23/1, giá xăng RON 95 giảm 80 đồng xuống 21.140 đồng/lít.

10 giờ ago

Gieo mầm nốt nhạc đầu Xuân – Trò chuyện với nghệ sĩ piano Phương Thảo

Vị khách mời đầu xuân năm nay, Nghệ sĩ piano Phương Thảo - Giảng viên…

11 giờ ago

Chân tu là gì?

Theo giáo lý của Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) thì tu luyện là…

12 giờ ago

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ Hội đồng nhân dân quận, phường trên cả nước

Bộ Nội vụ đề xuất không tổ chức HĐND cấp quận, phường để giảm đầu…

12 giờ ago