Tokyo Electron, nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip bán dẫn lớn nhất Nhật Bản và châu Á, cho biết công ty nhìn chung đã giải quyết được tác động của các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của nhiều nước đối với công nghệ và thiết bị chip của Trung Quốc, cách làm của họ là mở rộng doanh số bán thiết bị sản xuất chip kém tiên tiến không bị kiểm soát xuất khẩu cho các nhà sản xuất chất bán dẫn Trung Quốc.
Một báo cáo từ Tokyo của tờ Financial Times của Anh hôm thứ Sáu (15/12) chỉ ra rằng Tokyo Electron đã và đang áp dụng chiến lược đi bằng hai chân trước tình trạng căng thẳng địa chính trị leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Một mặt, họ tập trung bán các sản phẩm hợp quy định nhưng kém tiên tiến hơn cho Trung Quốc, một mặt khác là đi sâu nghiên cứu phát triển công nghệ để bán thiết bị tiên tiến cho khách hàng ở các thị trường khác.
Ông Junko Takagi, giám đốc quan hệ nhà đầu tư tại Tokyo Electron, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times khi tham gia Triển lãm Bán dẫn Nhật Bản tuần trước (diễn ra từ ngày 13 – 15/12): “Tất nhiên, chúng tôi chịu một số tác động (từ các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Nhật Bản và Mỹ), nhưng tác động đó nhỏ hơn chúng tôi dự kiến”.
Ông Takagi chỉ ra rằng nhu cầu về thiết bị bán dẫn kém tiên tiến hơn của Trung Quốc là “thực sự rất lớn”, bởi 43% doanh thu của Tokyo Electron trong quý 3 năm nay đến từ thị trường Trung Quốc, trong khi doanh thu từ thị trường Trung Quốc một năm trước chỉ chiếm 24% tổng doanh thu của công ty.
Tờ Financial Times chỉ ra trong báo cáo rằng Tokyo Electronics, có trụ sở chính tại Tokyo, là một mắt xích rất quan trọng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn, thiết bị sản xuất chất bán dẫn mà hãng này sản xuất được cung cấp trực tiếp cho các công ty nổi tiếng trong ngành bán dẫn, chẳng hạn như TSMC của Đài Loan, Samsung của Hàn Quốc và Intel của Mỹ.
Kể từ năm nay, Mỹ cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan và Đài Loan đã tăng cường các hạn chế xuất khẩu công nghệ, thiết bị và sản phẩm bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc. Nhật Bản cũng đã đưa 23 loại công nghệ sản xuất chất bán dẫn tiên tiến xuất khẩu sang Trung Quốc bắt đầu từ tháng 7 năm nay. Kể từ đó một số thiết bị của Tokyo Electron xuất khẩu sang Trung Quốc phải được chính quyền Nhật Bản xem xét và phê duyệt trước.
Financial Times nói rằng trong bối cảnh các lệnh cấm xuất khẩu ngày càng nghiêm ngặt, nhà sản xuất máy in thạch bản ASML của Hà Lan và Công ty Applied Materials của Mỹ cũng đang phải đối mặt với áp lực mạnh mẽ trong việc cấm xuất khẩu công nghệ bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc.
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu ngày càng được thắt chặt này đã buộc các nhà sản xuất chất bán dẫn Trung Quốc phải mua lại các công nghệ và thiết bị cũ không bị kiểm soát. Việc này ngược lại đã giúp Tokyo Electron tiếp tục nhận được nhiều đơn hàng hơn từ thị trường Trung Quốc.
Đồng thời, Tokyo Electron sử dụng chuyên môn kỹ thuật của riêng mình để tăng tốc nghiên cứu chung với các khách hàng công nghệ hàng đầu tại Mỹ, Đài Loan, Châu Âu và Nhật Bản, tìm cách tiếp tục phát triển trong lĩnh vực công nghệ.
Financial Times chỉ ra, mặc dù việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu đối với công nghệ và thiết bị bán dẫn Trung Quốc của nhiều chính phủ là một điều may mắn cho Tokyo Electron, nhưng nhiều công ty Nhật Bản khác vẫn không biết làm thế nào trước sự cạnh tranh chiến lược ngày càng khốc liệt và căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.
Christopher Thomas, Chủ tịch công ty tư vấn chiến lược Integrated Insight, phát biểu tại hội thảo về địa chính trị tại Triển lãm Chất bán dẫn Nhật Bản: “Các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp Nhật Bản hoàn toàn bị thuyết phục rằng chuỗi cung ứng toàn cầu đã phân nhánh và chia thành hai chuỗi cung ứng, một ở Mỹ và một ở Trung Quốc”.
Ông Thomas tin rằng trong số các giám đốc điều hành của gần 100 nhà sản xuất chất bán dẫn Nhật Bản, 40% cho biết họ sẽ vận hành toàn bộ thị trường Mỹ và 60% giám đốc điều hành còn lại chỉ ra rằng nếu thế giới thực sự bị chia thành hai phe, họ sẽ đồng thời kinh doanh tại 2 thị trường Mỹ và Trung Quốc.
Ông Thomas nói: “Có nhiều người lạc quan về tương lai Mỹ tiếp tục là nước dẫn đầu về công nghệ và Mỹ là đối tác công nghệ chính của Nhật Bản trong ngành bán dẫn”.
Tuy nhiên, một quản lý cấp cao giấu tên của một nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Nhật Bản cho biết, rất khó để chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc.
Ông nói: “Chúng tôi được yêu cầu đặt mối quan hệ Nhật – Mỹ lên trên lợi ích thương mại… Thị trường Trung Quốc rất rộng lớn, nhưng công nghệ Mỹ đại diện cho tương lai”.
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…
Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…
Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…