9 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt 82% kế hoạch cả năm. Nhiều nước tăng cường nhập khẩu gạo Việt Nam để thay thế nguồn cung Ấn Độ.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ có hiệu lực từ cuối tháng 7 bất ngờ gây ra sự thiếu hụt nguồn cung gạo trên phạm vi toàn cầu. Ước tính các quốc gia sẽ phải tìm nguồn cung thay thế cho 20 triệu tấn gạo từ Ấn Độ.
Trong tháng 9, Indonesia đã tăng sản lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam gấp 53 lần; Thổ Nhĩ Kỳ, Chile cũng có kim ngạch nhập khẩu gạo Việt Nam tăng đột biến (tăng 106 lần và 23 lần).
Philippines, Trung Quốc là hai khách hàng thường xuyên của gạo Việt Nam cũng nhập khẩu tăng cao so với năm 2022. Trong 9 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đạt 1,29 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch đạt 495,8 triệu USD, tăng mạnh 55,2%.
Chính phủ Indonesia cũng vừa công bố cần mua thêm đến 1,5 triệu tấn gạo từ nay đến cuối năm, trong đó ưu tiên nguồn hàng từ Việt Nam.
Tính đến hết tháng 9/2023, tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Indonesia đạt 884.177 tấn, trị giá 462 triệu USD, tăng hơn 17 lần về lượng và 19 lần về giá trị. Đây là thị trường có tăng trưởng xuất khẩu cao nhất của ngành gạo Việt Nam từ đầu năm đến nay.
Tính đến hết tháng 9/2023, Việt Nam xuất khẩu gần 6,42 triệu tấn gạo, giá trị đạt 3,54 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu gạo tăng 19,5% về lượng và tăng 35,9% về giá trị.
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, sau khi tăng diện tích lúa Thu Đông, Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 7,8 triệu tấn gạo. Như vậy, trong 3 tháng còn lại của năm 2023, Việt Nam chỉ còn khoảng 1,38 triệu tấn gạo các loại để xuất khẩu.
Nhu cầu thu gom lúa gạo của các doanh nghiệp xuất khẩu tăng cao khiến giá cả trong nước cũng tăng theo. Các thương nhân buôn gạo cho biết khoảng 3 tuần trở lại đây giá hầu hết các loại gạo tăng liên tục. Các tiểu thương nhập hàng cầm chừng vì giá cả tăng cao.
Tại các chợ miền Bắc, giá bán lẻ gạo Bắc Hương tại đại lý hiện đang ở mức 19.000 đồng/kg, tăng 1.800 đồng/kg so với đầu tuần trước. Một số các loại gạo khác như gạo tám Điện Biên hiện có giá bán 21.000 đồng/kg, gạo Nhật giá 23.000 đồng/kg, gạo Hải Hậu 21.000 đồng/kg, gạo tám thái 22.000 đồng/kg… tăng khoảng 500 – 1.200 đồng/kg.
Tại các chợ bán lẻ miền Nam, giá gạo cũng đồng loạt tăng. Cụ thể, giá gạo nàng Nhen dao động quanh mức 26.000 đồng/kg; gạo Jasmine ở 16.000 – 18.500 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 16.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 20.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 19.500 đồng/kg; gạo nàng hoa 19.000 đồng/kg; gạo sóc thường 16.000 – 17.000 đồng/kg; gạo sóc thái 18.500 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Nhật 22.000 đồng/kg.
Trước đó, Báo cáo kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm cũng nêu rõ giá gạo tăng là một trong các nguyên nhân chính đẩy CPI và lạm phát cơ bản tăng cao Tính chung 9 tháng năm nay, CPI tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,49%.
Giá gạo tăng đã tác động đến giá các mặt hàng lương thực chế biến và ngũ cốc khác như giá ngô, khoai, bún, bánh phở, bánh đa, bột mỳ, miến, mỳ sợi, mỳ, phở, ….. tăng theo. Dự đoán nhịp tăng tiếp theo của giá lương thực sẽ là giá của thịt lợn, thịt gia cầm do thức ăn chăn nuôi cũng trên đà tăng theo.
Các nhà điều tra Ukraine đang nghiên cứu mảnh vỡ của một tên lửa đạn…
Hôm Chủ nhật (24/11), thủ đô Islamabad của Pakistan đã bị phong tỏa vì lý…
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cam kết tăng cường lưu lượng…
Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…
Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…
Theo một báo cáo của Tạp chí Nature đăng vào ngày 8 tháng 11, hành…