Người phụ nữ giàu nhất Việt Nam đồng thời là trùm bất động sản Trương Mỹ Lan từng hợp tác ăn ý với gia đình tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành, do đó việc bà Lan bị tòa án Việt Nam tuyên án tử hình có thể gây ra một số hiệu ứng dây chuyền…
Ngày 11/4, người phụ nữ giàu nhất Việt Nam và trùm bất động sản Trương Mỹ Lan đã bị tòa án ở TP.HCM kết án tử hình. Bà Trương Mỹ Lan 67 tuổi bị buộc tội lừa đảo 12,5 tỷ USD – vụ lừa đảo tài chính lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.
Hội đồng gồm 3 bồi thẩm đoàn và 2 thẩm phán bác bỏ mọi lập luận bào chữa của luật sư. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc lừa đảo tiền mặt của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) trong thời gian kéo dài hơn một thập niên. Các công tố viên cho biết tổng thiệt hại từ vụ lừa đảo hiện lên tới 27 tỷ USD, tương đương 6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023 của Việt Nam.
Bà Trương Mỹ Lan và nhiều đối tượng khác đã bị bắt trong chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam những năm gần đây, chiến dịch này đã phanh phui và xử lý nhiều quan chức cấp cao và giới kinh doanh giàu có hàng đầu Việt Nam.
Trong bản án ngày 11/4, thẩm phán tuyên bà Trương Mỹ Lan phạm tội tham ô công quỹ, hối lộ và vi phạm quy định của ngân hàng, gây thiệt hại đặc biệt nặng nề về kinh tế. Ngoài ra, thẩm phán còn yêu cầu bà Lan phải bồi thường 673,8 nghìn tỷ Việt Nam.
Một thành viên gia đình của bà Lan yêu cầu giấu tên nói với Reuters: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh xem có thể làm được những gì”.
Trước khi tuyên án, bà Lan đã tuyên bố sẽ kháng cáo bản án.
Một trong những luật sư của bà là ông Nguyễn Huy Thiệp nói với Reuters rằng bà Lan không nhận tội tham ô và hối lộ. Ông cho hay “Tất nhiên bà ấy sẽ kháng cáo”.
Trước đó hôm 5/3, bà Trương Mỹ Lan đã bị xét xử tại TP.HCM với cáo buộc biển thủ tài sản hơn 12 tỷ USD, ngoài ra còn có đến gần 90 bị cáo cùng xuất hiện tại tòa. Sau đó tại phiên tòa chiều 19/3, công tố viên yêu cầu mức án tử hình.
Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, tại phiên tòa chiều 19/3, công tố viên cho biết bị cáo đã có ý thức pháp luật. Trong hoàn cảnh đó, hành vi của bị cáo đã gây thiệt hại đặc biệt đáng kể về kinh tế và dư luận xã hội tiêu cực, “cần phải xử lý nghiêm”. HĐXX TAND TP.HCM đã tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay, tử hình về tội Tham ô tài sản, 20 năm tù tội Đưa hối lộ. Tổng hợp mức án là tử hình.
Viện Kiểm sát cũng cho rằng bà Trương Mỹ Lan cần bồi thường cho SCB khoảng 677 nghìn tỷ đồng. Theo tin Thông tấn xã Việt Nam, trong khoảng thời gian từ năm 2018 – 2022, bà Lan và các đồng phạm đã giả mạo thông tin về khoản vay và lấy được số tiền khổng lồ từ SCB.
Cũng trong ngày 19/3, một ông trùm bất động sản gốc Việt khác là Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh – ra tòa vì lừa đảo hơn 6.000 nhà đầu tư. Viện Kiểm sát Tối cao Việt Nam cáo buộc ông Đỗ Anh Dũng đã chỉ đạo con trai và các nhân viên khác bán trái phiếu tư nhân để gây quỹ, hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư nhưng lại chiếm dụng tiền trái quy định và không phát hành theo thỏa thuận.
Bà Trương Mỹ Lan luôn là nhân vật trung tâm của giới tài chính Việt Nam.
Năm 1992, bà Lan thành lập Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, tài chính, ăn uống, khách sạn…
Năm 2006, bà nhắm đến thị trường bất động sản Hồng Kông, đã chi hơn 800 triệu đô la Hồng Kông để mua lại nhiều căn hộ cao cấp tọa lạc tại số 8 đường Shih Hoon do Sun Hung Kai Properties phát triển. Sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, bà Lan đã tận dụng thời kỳ chia cổ tức bất động sản và chớp lấy cơ hội mua lại một lượng lớn đất đắc địa, đặc biệt là tại TP.HCM – thành phố phát triển nhanh nhất Việt Nam và có giá trị tăng trưởng bất động sản cao nhất. Tòa nhà cao ốc Quảng trường Thời Đại Sài Gòn – một tòa nhà đầy tính biểu tượng ở TP.HCM – do công ty của bà Trương Mỹ Lan phát triển.
Bà Lan có hơn 30 năm gắn bó với lĩnh vực bất động sản, là chủ tập đoàn doanh nghiệp tư nhân có tiếng tại Việt Nam, là đại gia bất động sản quan trọng tại Việt Nam và là người nộp thuế lớn tại TP.HCM. Dù Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà chưa phát hành cổ phiếu để niêm yết và chưa có tên trong danh sách người giàu của Forbes, nhưng nhiều người ngầm hiểu bà Trương Mỹ Lan là người phụ nữ giàu nhất Việt Nam, là người Hoa thế hệ thứ 4 ở Việt Nam có quê hương là Sán Đầu tỉnh Quảng Đông.
Tháng 10/2022, bà Lan bị công an Việt Nam bắt giữ với cáo buộc tham ô tài sản, nhận hối lộ và vi phạm quy định cho vay của tổ chức tín dụng. Thông tin này từng gây chấn động dẫn đến việc đổ xô chú ý vào tình trạng của SCB, ngân hàng lớn thứ năm của Việt Nam. Sau đó SCB đã nhận được gói cứu trợ khẩn cấp từ ngân hàng trung ương Việt Nam và chính quyền Việt Nam đang tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài để tái cơ cấu ngân hàng. Tuy nhiên, một vấn đề lớn mà SCB phải đối mặt trước khi tái cơ cấu là việc định giá và quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản thế chấp mà bà Lan sử dụng để vay vốn.
Trước khi bà Lan bị bắt, giá trị sổ sách tài sản mà Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các công ty liên kết thế chấp cho các khoản vay mà họ có được từ SCB là khoảng 48 tỷ USD, nhưng nhiều phân tích cho rằng giá trị này có thể quá cao.
Điều tra cho thấy, trong khoảng thời gian từ tháng 2/2019 – 9/2022, tài xế của của bà Lan đã vận chuyển số tiền mặt trị giá hơn 44 tỷ USD từ trụ sở SCB về nhà của bà và trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Theo Reuters, Tập đoàn Cheung Kong của ông Lý Gia Thành mới đây đã viết thư gửi tòa án Việt Nam để bày tỏ quan ngại liên quan đến vụ lừa đảo tài chính lớn nhất Việt Nam.
Vụ việc này không chỉ liên quan đến Tập đoàn Cheung Kong mà còn liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài khác.
Trong Danh sách Tỷ phú Toàn cầu của Forbes năm 2022, tài sản ròng của Lý Gia Thành là 34,8 tỷ USD, đứng thứ 37 trong danh sách người giàu toàn cầu. Điều đáng chú ý là ông cũng là người giàu nhất trong số những người giàu nhất thế giới tham gia kinh doanh bất động sản.
Thực tế, không lâu sau khi rút tiền từ việc bán một số tài sản ở Anh, ông Lý Gia Thành đã tìm thấy môi trường sống mới cho các quỹ của ông: Việt Nam. TP.HCM cách Hồng Kông 1500 km theo đường thẳng, đã trở thành mục tiêu mới của ông Lý Gia Thành.
Vào tháng 4/2022, Tập đoàn Cheung Kong của ông Lý Gia Thành và Tập đoàn Orix của Nhật Bản đã gặp Chủ tịch UBND TP.HCM Phạm Văn Mãi thông qua đối tác của họ tại Việt Nam là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, họ thảo luận về các vấn đề đầu tư tại TP.HCM.
Chủ tịch Triệu Quốc Hùng (Zhao Guoxiong) của Tập đoàn Cheung Kong cho biết tại cuộc họp rằng sẽ hợp tác với Vạn Thịnh Phát để trong thời gian ngắn nhất sẽ bơm một lượng vốn lớn vào lĩnh vực này [bất động sản]. Ông Triệu cũng định vị TP.HCM là trung tâm chiến lược về tài chính và công nghệ, đồng thời hứa hẹn giới thiệu hoạt động kinh doanh như các dự án bất động sản cao cấp, bao gồm nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại, giải trí…
Ông Lý Gia Thành một lần nữa vội vã chuyển tài sản và nhạy bén khám phá Việt Nam – một lãnh thổ đầu tư mới của ông, vì nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng. Ngay cả trong năm 2020 khi dịch bệnh COVID-19 tồi tệ nhất, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn vượt Trung Quốc, đứng đầu châu Á và cao nhất thế giới.
Tuy nhiên, đối tác chính của ông Lý Gia Thành tại Việt Nam – Chủ tịch Trương Mỹ Lan của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát – đã bị kết án tử hình, điều này không nghi ngờ gì sẽ ảnh hưởng hoạt động của ông Lý Gia Thành tại Việt Nam.
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…