Tại FIFA World Cup ở Qatar năm nay, yếu tố Trung Quốc có thể thấy ở khắp nơi, thâm nhập vào mọi phương diện.
Như dự kiến, World Cup đã được khai mạc vào ngày 20/11 tại Qatar trên bán đảo Ả Rập, khoản đầu tư 229 tỷ USD của Qatar cho World Cup này là gấp 20 lần so với chi phí tổ chức World Cup trước đó tại Nga. Nếu tính từ World Cup 1994, tổng đầu tư của các kỳ World Cup trước là khoảng 43,3 tỷ USD, như vậy đầu tư World Cup của Qatar gấp khoảng 5 lần tổng đầu tư của 7 kỳ World Cup trước đó.
Theo số liệu do Ngân hàng Thế giới tiết lộ, GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của Qatar năm 2021 vào khoảng 179,57 tỷ USD. Nói cách khác, Qatar, quốc gia dựa vào xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, đã dành gần một năm rưỡi GDP để tổ chức World Cup này.
Đồng thời, số tiền thưởng của World Cup lần này cũng lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay, lên tới 440 triệu USD. Trong đó, đội vô địch sẽ nhận số tiền thưởng 42 triệu USD, đội á quân nhận 30 triệu USD và đội hạng ba nhận 27 triệu USD.
Ngay cả đội xếp thứ 4 cũng có thể được lĩnh 25 triệu USD tiền thưởng, số tiền này nhiều hơn cả đội vô địch World Cup 2006. Thậm chí có thể cả những đội không vượt qua được vòng bảng cũng nhận “phí gian khổ” 9 triệu USD, vượt xa số tiền thưởng dành cho nhà vô địch World Cup 2002.
Truyền thông nhà nước Qatar cho biết việc tổ chức World Cup để thể hiện quyền lực mềm hơn là kiếm tiền bạc, qua đó có thể khiến người dân tự hào về đất nước và cải thiện hình ảnh của nước Qatar trên trường quốc tế. Chính phủ nước này tin rằng với việc cải thiện cơ sở hạ tầng, nước này có thể thu hút nhiều hơn nữa đầu tư nước ngoài và khách du lịch quốc tế trong tương lai, đồng thời thúc đẩy hiện thực hóa chiến lược phát triển “Tầm nhìn quốc gia 2030”.
Mặc dù đội tuyển bóng đá nam Trung Quốc không thể góp mặt tại World Cup lần này, nhưng World Cup năm nay do Qatar đăng cai có đầy yếu tố Trung Quốc.
Theo tiết lộ của Ban tổ chức World Cup Qatar, để tổ chức World Cup này Qatar đã chi khoản tiền khổng lồ để xây dựng 7 sân vận động đẳng cấp thế giới và cải tạo 1 sân vận động, tất cả đều đạt tiêu chuẩn quốc tế cao nhất. Trong đó sân vận động Lusail là lớn nhất với sức chứa 80.000 khán giả được xây dựng bởi Tập đoàn Quốc tế Xây dựng Đường sắt Trung Quốc.
Theo dữ liệu từ Global Data, một công ty tư vấn và phân tích dữ liệu có trụ sở tại London, các công ty từ Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 1,395 tỷ USD phí tài trợ cho World Cup lần này, trở thành nhà tài trợ lớn nhất, vượt qua con số 1,1 tỷ USD từ các nhà tài trợ Mỹ.
Theo thống kê chưa đầy đủ, các nhà tài trợ Trung Quốc xuất hiện trong sự kiện đầu tiên của World Cup lần này bao gồm nhiều thương hiệu lớn như Hisense, Wanda Cultural Tourism, Mengniu, VIVO, BOSS Zhipin… Trong đó Wanda là đối tác của FIFA, còn Hisense, Mengniu và VIVO là nhà tài trợ chính thức của World Cup này; BOSS Zhipin là nhà tài trợ chính thức của World Cup này ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cũng tài trợ cho Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV phát sóng trực tiếp World Cup này.
Ngoài ra còn các doanh nghiệp Trung Quốc khác như Yili, GAC Mitsubishi, Glory, Cudi Coffee… đã đầu tư tài trợ vào những đội tuyển quốc gia, chẳng hạn Yili Dairy đã ký hợp đồng với 4 đội tuyển quốc gia là Argentina, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Đức; trong khi những công ty khác như GAC Mitsubishi, Cudi Coffee bắt tay với đội tuyển quốc gia Argentina.
Migu và Douyin (TikTok) cũng đã chi khoản tiền lớn để giành được bản quyền phát sóng World Cup lần này, các nguồn tin cho hay họ đã chi hơn 1 tỷ nhân dân tệ cho bản quyền phát sóng từ CCTV.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…