Cần tây là một trong những loại rau mang lại nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe. Cần tây được trồng nhiều ở Việt Nam để làm rau ăn, rất hợp khi xào với thịt bò, và thường được dùng kèm với món hủ tiếu Nam Vang ở miền Nam.
Thay vì chỉ thái vài cây cần tây để ăn trong một tuần, bạn nên lên lịch dày hơn để tận dụng hết lợi ích của loại rau này.
Dưới đây là 8 lợi ích sức khỏe bất ngờ của cần tây và hạt cần tây:
Cả cần tây và hạt cần tây đều chứa hơn 20 hợp chất chống viêm tự nhiên, trong đó có một loại đặc biệt là apigenin – được sử dụng như là một chất chống oxy hóa, một chất chống viêm, một chất ngừa ung thư. Những chất chống viêm này có tác dụng giúp giảm viêm não, nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ khi bạn già đi. Cần tây chứa canxi, sắt, photpho, giàu protid – gấp đôi so với các loại rau khác. Cần tây còn chứa nhiều axit amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não.
Nếu cơ thể đang bị viêm hoặc đau thì cần tây là nguyên liệu nên có trong bữa ăn của bạn. Cần tây là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để điều trị chứng viêm não, nó cũng có tác dụng tương đương với những vị trí viêm khác trong cơ thể. Chiết xuất hạt cần tây có phần nào hiệu quả như aspirin, ibuprofen và naproxen trong điều trị viêm khớp. Loại rau này là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào cùng với rất nhiều canxi và magiê – rất có ích cho quá trình tạo xương và giúp các khớp luôn khỏe mạnh. Cần tây còn chứa polyacetylene, một chất kháng viêm, vốn có khả năng làm giảm sưng và đau xung quanh các khớp xương.
Cần tây có chứa các hợp chất được gọi là flavonol, có thể làm giảm 26% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Trong cần tây có rất ít đường nên đây luôn là loại thực phẩm thân thiện với tất cả mọi người. Bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường cũng có thể ăn được.
Cần tây có thể tác động vào quá trình lão hóa vì trong thành phần có nhiều hợp chất chống gốc tự do. Một số chất chống oxy hóa độc đáo được tìm thấy trong cần tây là lunularin, bergapten và psoralen. Uống nước ép cần tây thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì được vẻ trẻ trung nhờ chất chống oxy hóa kèm theo lượng vitamin K dồi dào. Ngoài ra, việc tiếp nạp lượng nước lớn đó sẽ giúp da tăng độ đàn hồi, mềm mại và tươi sáng hơn.
Trong cần tây có chứa chất hóa học tự nhiên apigenin giúp ngừa chứng huyết áp cao và giúp giãn nở mạch. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rau cần có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, thời gian duy trì tùy theo liều lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng.
Hàm lượng những chất như phthalides, flavonoid và polyacetylenes trong cần tây không quá nhiều nhưng vẫn đủ để chống lại các tác nhân gây bệnh ung thư. Cần tây là loại thực vật cùng họ với các loại rau củ chống ung thư như cà rốt, thì là, ngò tây và củ cải. Các loại cây này đều chứa các hợp chất ngăn ngừa tổn thương tế bào gọi là polyacetylene. Các nghiên cứu trước đó chứng minh rằng polyacetylene giúp giảm độc tố và chống lại các nguyên nhân hình thành ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư ruột và bệnh bạch cầu.
Gan là cơ quan quan trọng hàng đầu trong việc bài độc cho cơ thể. Bạn sẽ gặp ngay các vấn đề về da, về thân nhiệt nếu gan hoạt động không tốt. Các chất dinh dưỡng trong cần tây giúp tăng quá trình bài độc, giảm được triệu chứng men gan tăng cao, thanh lọc, mát gan. Bạn có thể sử dụng nước ép cần tây hay đơn giản dùng cần tây trong các món ăn để bảo vệ sức khỏe lá gan của mình.
Trong sinh hoạt đời sống, nếu bạn thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích, các thuốc (như kháng sinh, điều trị bệnh mãn tính…), tiếp xúc nhiều với nguồn ô nhiễm thì việc dùng cần tây làm thực phẩm hàng ngày thực sự mang lại hiệu quả tốt. Cơ thể bạn sẽ được thanh lọc, điều tiết tốt hơn. Những bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan (viêm gan mạn) nên cho thêm rau cần tây vào món ăn, nhưng phải nấu chín, không ăn sống.
Hàm lượng kali và natri trong cần tây sẽ chịu trách nhiệm về khả năng giúp lợi tiểu. Chúng kích thích cơ thể sản xuất nước tiểu và điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể bằng cách loại bỏ lượng nước thừa.
Cần tây giúp làm giảm axit uric và kích thích sản xuất nước tiểu nên có lợi trong việc đánh bại các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn trong ống tiêu hóa và các cơ quan sinh sản gây ra. Cần tây còn giúp cơ thể phòng tránh bệnh rối loạn bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thận và u nang.
– Người có huyết áp thấp không nên ăn nhiều rau cần tây.
– Bảo quản rau tối đa 14 ngày trong tủ lạnh, sau đó phải mang ra chế biến.
– Nếu làm sinh tố cần tây thì bạn nên cho thêm nửa cốc nước, nếu không cần tây sẽ nhanh đặc lại.
– Nước ép cần tây được dùng làm thuốc nhuận tràng, giúp làm nhẹ chứng táo bón một cách tự nhiên.
– Để chữa trị viêm miệng, họng: chuẩn bị 30g cần tây rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm vài hạt muối tinh, súc miệng ngày 3 lần, hoặc có thể nuốt từ từ.
– Để chữa cảm cúm: nấu cần tây với cháo nóng hoặc ăn sống, nấu canh, xào…
– Để chữa bệnh cao huyết áp, sỏi nhỏ đường tiết niệu: thu toàn bộ cây, thân và lá, củ, rễ… nấu nước uống trong ngày.
Minh Minh
Xem thêm:
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…