9 loại thực phẩm là “thuốc dạ dày từ thiên nhiên”

Dạ dày là nơi thức ăn dừng lại đầu tiên trong cơ thể, vì thế nên việc lựa chọn thức ăn là rất quan trọng để chăm sóc dạ dày, tránh trào ngược axit. 

Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Viện Nghiên cứu Đại học Toho kiêm Giám đốc Trung tâm Ung thư Bệnh viện Omori, giáo sư Shimada Hideaki đã đưa ra lời khuyên về 9 loại thực phẩm bảo vệ dạ dày nên tích cực ăn. Các loại thực phẩm này là những “liều thuốc dạ dày từ thiên nhiên”, sẽ giúp bạn cải thiện chứng trào ngược dạ dày thực quản.

1. Bắp cải chứa Vitamin U giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày

Bắp cải chứa nhiều Vitamin U giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, có tác dụng chống oxy hóa, giúp chữa lành viêm loét. Ăn loại rau này vào buổi sáng hoặc ép thành nước để uống sẽ giúp những chỗ bị viêm được hồi phục.

(Ảnh: Shutterstock)

2. Táo chứa Pectin bảo vệ thành dạ dày

Pectin trong táo có chức năng bảo vệ thành dạ dày. Đặc biệt, ngoài pectin, táo còn chứa polyphenol không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mà còn có thể ức chế tiết axit dạ dày. 

(Ảnh: Shutterstock)

3. Cà rốt chứa Carotene ức chế viêm tế bào

Vitamin A trong cà rốt có thể được cơ thể sử dụng để tạo ra màng tế bào và còn có tác dụng chống oxy hóa, vậy nên sẽ giúp ức chế viêm tế bào.

(Ảnh: NatalyaBond/Shutterstock)

4. Cua, thịt bò chứa kẽm giúp đẩy nhanh tốc độ chữa lành

Kẽm là khoáng chất thiết yếu cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein, chất này có tác dụng giúp làm tăng nhanh tốc độ chữa lành. Nên áp dụng những cách nấu dễ tiêu hóa như hấp, hầm, băm hoặc xay khi ăn các loại thực phẩm như cua, thịt bò (ít mỡ) để cơ thể dễ hấp thu.

5. Thực phẩm chứa nhiều tinh bột giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày

Những loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột sau khi nấu chín sẽ chuyển thành trạng thái kết dính. Gạo sau khi nấu thành cháo rất có ích cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khoai tây nghiền nát sau khi hầm hoặc luộc chín đều rất hiệu quả trong việc bảo vệ niêm mạc. Miến cũng nên ăn sau khi đã nấu chín mềm.

(Ảnh: Shutterstock)

6. Thịt, cá ít mỡ

Đối với thịt gà, nên ăn thịt gà ít mỡ. Đối với các loại thịt khác, tốt nhất nên chọn loại thịt xay ít mỡ hoặc thịt thái mỏng, để không cản trở quá trình tiêu hóa. Đối với các loại cá, nên chọn cá thịt trắng chứa ít hàm lượng chất béo. Hầm hoặc hấp là những cách nấu an toàn nhất.

7. Các loại protein ít béo khác

Trong số các loại thực phẩm làm từ đậu nành, đậu phụ không chỉ có lợi cho tiêu hóa, mà cũng không gây kích thích cho dạ dày. Nên nấu đậu phụ bằng cách hầm, nấu canh. Trứng ở trạng thái chín vừa là dễ tiêu hóa nhất.

(Ảnh: Shutterstock)

8. Chất béo không gây kích thích

Cần đặc biệt lưu ý về chất béo, có thể sử dụng các loại chất béo ít kích thích như dầu olive và chất béo nhũ tương dễ tiêu hóa như kem, kem tươi, sốt mayonnaise v.v.. với lượng ít.

(Ảnh: Shutterstock)

9. Gia vị, thảo mộc dùng làm thuốc chữa dạ dày

Nên tránh các loại gia vị và thảo mộc có tính kích thích mạnh, nhưng một số nguyên liệu trong số đó thì lại rất có lợi như quế, hồi, đinh hương, xạ hương thường được dùng làm thuốc chữa dạ dày.

Minh Ngọc lược dịch (theo Epoch Times)

Xem thêm:

Giáo sư Shimada Hideaki

Published by
Giáo sư Shimada Hideaki

Recent Posts

IAEA rút thanh tra viên hạt nhân khỏi Iran do lo ngại vấn đề an toàn

Một nhóm thanh tra viên của IAEA đã rời Iran an toàn và đang trên…

1 giờ ago

Nga giải thích lý do công nhận chính quyền Taliban ở Afghanistan

Ông Zamir Kabulov tuyên bố rằng việc Nga chính thức công nhận chính quyền Taliban…

2 giờ ago

Hà Nội phân làn đường Phạm Văn Đồng và Võ Chí Công

Từ ngày 4/7, TP. Hà Nội tổ chức phân làn trên đường Phạm Văn Đồng.…

2 giờ ago

Trái tim và khối óc ghi dấu mọi giây phút nóng giận của chúng ta

John Hunter (1728–1793) là một trong những bác sĩ phẫu thuật lỗi lạc và có…

3 giờ ago

Tuyên bố của các nhà lãnh đạo G7 về thực trạng đàn áp xuyên quốc gia

Vào ngày 17 tháng 6, các nhà lãnh đạo G7 đã ra tuyên bố chung…

3 giờ ago

[VIDEO] 4 điều cổ huấn giúp nội tâm thông suốt

Khi gặp những trắc trở trên đường đời, hãy suy ngẫm bốn điều dưới đây,…

3 giờ ago