Báo cáo nghiên cứu tại Mỹ: Ô nhiễm không khí làm tăng tỷ lệ tội phạm

Một báo cáo nghiên cứu mới của Mỹ đã chỉ ra, ô nhiễm không khí không chỉ có tác động tiêu cực đến sức khỏe, mà còn là nguy cơ tiềm ẩn của chi phí đạo đức, vì tỷ lệ tội phạm gia tăng.

Ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Los Angeles Mỹ (Ảnh: David McNew/Getty Images)

Theo một báo cáo nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Khoa học Tâm lý (Psychological Science) tại Mỹ chỉ ra, người dân sống trong các khu vực và môi trường có nồng độ cao các chất độc hại sẽ cảm thấy căng thẳng, lo lắng, kéo theo tội phạm bạo lực và cướp bóc tăng lên.

Các nhà nghiên cứu đã dành 9 năm để điều tra dữ liệu từ 9.000 thị trấn và hạt của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (US Environmental Protection Agency) và số liệu thống kê tội phạm của Cục Tình báo Liên bang Mỹ (FBI). Nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ tội phạm ở các khu vực có chất lượng không khí kém cao hơn mức trung bình của cả nước Mỹ.

Julia Lee, một học giả hợp tác tại dự án nghiên cứu cho biết:

“Ô nhiễm không khí không chỉ gây tổn hại cho sức khoẻ con người mà còn làm ô nhiễm cả mặt đạo đức của con người”.

Báo cáo mang tên “Ô nhiễm đạo đức: Ô nhiễm không khí báo trước hoạt động tội phạm và hành vi phi đạo đức” (Polluted Morality: Air Pollution Predicts Criminal Activity and Unethical Behaviour), theo đó cho rằng ô nhiễm không khí có thể làm cho người ta cảm thấy lo lắng hơn, qua đó làm cho xu hướng hành vi phi đạo đức phát triển nghiêm trọng hơn.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Columbia, Viện Kinh doanh Đại học Harvard và Đại học Michigan cũng chỉ ra, lo lắng không phải là yếu tố duy nhất liên quan đến ô nhiễm không khí, tội phạm. Họ trích dẫn “hiệu ứng cửa sổ bị hỏng” (Broken-windows Theory): các hiện tượng tiêu cực nơi công cộng như uống rượu, cố ý phá hoại, nếu làm ngơ hoặc dung túng, sẽ lôi kéo thêm nhiều người học theo, có thể dẫn đến gia tăng hành vi phản xã hội và tội phạm.

Báo cáo nghiên cứu cho biết: “Khi người ta sống trong môi trường ô nhiễm, thì mối quan tâm của người ta về chuẩn mực đạo đức cũng giảm xuống, sẽ làm gia tăng những hành vi thiếu đạo đức và bất hợp pháp.” Tầm nhìn thấp do ô nhiễm không khí gây ra, đặc biệt là ở nhiều đô thị tại châu Á, có thể kéo theo tỷ lệ tội phạm cao hơn.

Để thu thập quan hệ nhân quả giữa ô nhiễm môi trường và tỷ lệ tội phạm, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một loạt các thí nghiệm. Trong một thí nghiệm, những người tham gia được cho quan sát hai loại bức tranh về ô nhiễm không khí và bầu trời trong lành, kết quả là trong mỗi mục nghiên cứu, những người tham gia thí nghiệm khi xem những bức ảnh ô nhiễm không khí có biểu hiện lo lắng hơn, và sau đó có biểu hiện hành vi lừa dối.

Tiến sĩ Jackson Lu, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Kết quả của nghiên cứu này cho thấy ô nhiễm không khí có thể tiềm ẩn gánh nặng chi phí về đạo đức, như vậy đây là vấn đề vượt quá phạm vi quan tâm về sức khỏe và môi trường thông thường. Điều này rất quan trọng, bởi vì ô nhiễm không khí là một vấn đề toàn cầu nghiêm trọng ảnh hưởng đến hàng tỷ người.”

Mặc dù các kết quả vẫn cần được nghiên cứu thêm, nhưng các tác giả của báo cáo nghiên cứu cho biết, những kết luận nghiên cứu khoa học này có ý nghĩa to lớn đối với tất cả các chính phủ trên thế giới. “Chúng tôi đưa ra một lý do thuyết phục khác để các nhà hoạch định chính sách của các chính phủ giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, vì môi trường ít ô nhiễm hơn không chỉ là vấn đề sức khỏe mà còn là vấn đề an ninh”.

Vào năm 2015, một báo cáo nghiên cứu về tác động của ô nhiễm môi trường do Trung tâm Môi trường Đại học Harvard phối hợp thực hiện cùng nhóm nghiên cứu thuộc Đại học California cũng đưa ra kết luận tương tự. Họ phát hiện ra ở những khu vực ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tỷ lệ tội phạm bạo lực tăng 2,2%.

Theo Reuters, trong năm 2017 vừa qua, Hà Nội chỉ có đúng 38 ngày có không khí sạch, nguyên nhân chủ yếu từ các nguồn như xe cộ, công trường và xí nghiệp. Theo một báo cáo của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã ngang ngửa với khói bụi tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Tại Sài Gòn tình hình cũng không mấy khả quan hơn, đầu tháng Một vừa qua, ô nhiễm môi trường đã lên đến mức đáng báo động. Theo báo Công An Nhân Dân, PGS.TS Hồ Quốc Bằng, Trưởng phòng Ô nhiễm không khí và Biến đổi khí hậu, Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho biết ô nhiễm không khí khiến khoảng 1,5 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mỗi năm.

Tuyết Mai

Xem thêm:

Tuyết Mai

Published by
Tuyết Mai

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

15 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

22 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

39 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

1 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago